Hotline: 0941068156

Thứ năm, 15/05/2025 11:05

Tin nóng

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ năm, 15/05/2025

Gỡ rối cho cải tạo, xây mới chung cư cũ Hà Nội

Thứ năm, 17/03/2022 11:03

TMO - Nghị định 69 của Chính phủ về cải tạo chung cư cũ đã có hiệu lực, Hà Nội cũng đã thống nhất Nghị quyết về cải tạo xây dựng chung cư cũ, xem xét triển khai đề án, dự án quy gom tái định cư các chung cư cũ đơn lẻ trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, phía doanh nghiệp, những đơn vị sẽ đóng vai trò nòng cốt trong việc xây dựng, cải tạo chung cư cũ vẫn chưa thật sự mặn mà.

Ghi nhận thực tế, hiện nay tất cả các nhà chung cư (tập thể cũ) ở Hà Nội được xây dựng từ nhiều thập niên trước đã xuống cấp nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này, Hà Nội đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ di dời cư dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, cảo tạo, xây mới các dãy nhà chung cư cũ này, nhưng hiện vẫn gặp không ít khó khăn, bất cập.

Theo tìm hiểu, nhiều hộ dân sống trong các dãy nhà chung cư cũ cho biết, nhiều hộ dân ở đây rất mong dự án cải tạo nhà tập thể cũ được triển khai. Các căn hộ ở đây đã xuống cấp nghiêm trọng hàng chục năm nay. Tường nhà thấm mốc, trần bong tróc hàng mảng, mỗi khi trời mưa là lại chịu cảnh thấm dột. Chính quyền địa phương đã tiến hành khảo sát và họp cùng cư dân vài lần nhưng từ đó tới nay đã vẫn chưa thấy triển khai cụ thể. Người dân băn khoăn với các thông tin về dự án như tầng cao của các tòa nhà sau khi cải tạo, không gian quanh chung cư, đặc biệt là khâu giải phóng mặt bằng, diện tích trong sổ đỏ được bồi thường ra sao, diện tích người dân cơi nới được tính như thế nào?

(Ảnh minh họa)

Theo kế hoạch, trong năm 2022, bốn khu chung cư cũ và hai nhà chung cư đơn lẻ nguy hiểm cấp D gồm: nhà C8, khu tập thể Giảng Võ, nhà G6A, khu tập thể Thành Công, nhà A, khu tập thể Ngọc Khánh, 2 đơn nguyên đầu hồi khu tập thể Bộ Tư pháp, nhà 148,150, Sơn Tây (thuộc quận Ba Đình) và nhà 51, Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa) sẽ được cải tạo, xây dựng lại. Dự kiến nguồn vốn thực hiện cải tạo chung cư cũ sẽ huy động từ ba nguồn, gồm vốn xã hội hóa (trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư thỏa thuận với doanh nghiệp bất động sản lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư); nguồn vốn đầu tư công; nguồn vốn vay từ Quỹ đầu tư phát triển thành phố cho các chủ đầu tư vay để triển khai… Trường hợp Nhà nước trực tiếp thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư và đầu tư xây dựng quỹ nhà tạm cư, nhu cầu vốn đầu tư công khoảng 65.360 tỷ đồng, gồm khoảng 60.500 tỷ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng dự án cải tạo, xây dựng lại bốn khu chung cư có nhà nguy hiểm cấp D (Thành Công, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp). Khoảng 4.860 tỷ đồng để xây dựng 5 dự án tạm cư tại quận Hoàng Mai, Tây Hồ, huyện Đông Anh.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến năm 2020, trên địa bàn thành phố có 1.579 chung cư cũ, nhiều nhất cả nước. Diện tích các căn hộ phần lớn chỉ khoảng 30-50 m2/căn. Qua nhiều thập niên sử dụng, hầu hết các nhà chung cư cũ đã bị đục phá, cơi nới, biến đổi cấu trúc, gây ảnh hưởng chất lượng công trình; trong đó có nhiều nhà đã xuống cấp, thậm chí hư hỏng nặng. Sửa chữa, cải tạo là vấn đề được đặt ra từ lâu, thế nhưng rào cản lớn nhất từ trước đến nay vẫn là vấn đề giải phóng mặt bằng và làm thế nào để hài hòa lợi ích ba bên là bài toán khó nhất.

Câu chuyện về quyền lợi của người dân khi cải tạo chung cư vẫn là nút thắt, khi phải tìm được tiếng nói đồng thuận giữa các bên thì dự án mới có tính khả thi. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng lo ngại việc triển khai Nghị quyết Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố liệu có kịp tiến độ đề ra? Thực tế, TP Hà Nội có số lượng chung cư cũ nhiều nhất cả nước nên việc kiểm định, lập quy hoạch, xây dựng, tháo dỡ, cải tạo khối lượng công việc rất nhiều.

Giới chuyên gia bất động sản cho rằng, Hà Nội đang có những bước tiến mới trong việc cải tạo, xây mới chung cư cũ trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc quy hoạch cần tính đến lợi ích của chủ đầu tư, cũng như đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân cần thỏa đáng, phù hợp với lợi ích các bên. Bởi nếu lợi ích các bên không hài hòa, dự án sẽ gặp khó khăn, rồi lại rơi vào vòng luẩn quẩn.

 

 

Khánh Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline