Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 24/05/2025 14:05

Tin nóng

Bắc Giang: Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất

Các địa phương cần chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, giảm thiểu tối đa thiệt hại

Trung tâm Di sản Thế giới: ‘Việt Nam là điển hình trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản’

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

Thứ bảy, 24/05/2025

Giảm thiểu rủi ro cho trẻ em trong thiên tai

Chủ nhật, 05/03/2023 15:03

TMO - Trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong thiên tai, hoả hoạn. Do đó, để giảm thiểu rủi ro thiên tai cho trẻ em là một chiến lược lâu dài, trong đó, cần phải trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho các em theo từng lứa tuổi.

Việt Nam có khoảng 27 triệu trẻ em, chiếm trên 28% dân số. Trẻ em là đối tượng chịu nhiều rủi ro do thiên tai gây ra. Thiên tai đã tác động đến nhiều mặt trong cuộc sống với trẻ em như: ảnh hưởng tới sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, giáo dục, công tác bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em nghèo, khuyết tật. Để giảm thiểu rủi ro thiên tai đối với trẻ em, theo các chuyên gia, cần phải tiếp tục thực hiện chương trình ứng phó với các trường hợp khẩn cấp thông qua giáo trình trường học an toàn, cung cấp bộ dụng cụ phát triển trẻ thơ khẩn cấp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội sau thiên tai, khám sàng lọc suy dinh dưỡng cấp tính nặng, cung cấp vật tư về nước sạch vệ sinh phục vụ trẻ em...

Nhìn nhận về hậu quả do thiên tai mang lại, một số chuyên gia cho rằng, theo ước tính, bình quân trong vòng 20 năm trở lại đây, mỗi năm thiên tai gây thiệt hại về kinh tế từ 1% đến 1,5% GDP; khiến hàng trăm người chết và mất tích, trong đó các đối tượng dễ bị tổn thương là trẻ em bị ảnh hưởng và chịu tác động từ thiên tai chiếm 35%.

Trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương trong thiên tai. Ảnh minh hoạ.

Về giải pháp bảo vệ trẻ em trước thiên tai, các chuyên gia cho rằng, phương pháp hiệu quả nhất vẫn là việc giáo dục về phòng chống thiên tai tại trường học. Cụ thể cần đưa chương trình giáo dục về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu vào nhà trường từ những cấp thấp như tiểu học đến những cấp cao nhất như đại học. Ở các cấp thấp như tiểu học hay trung học, môn học phù hợp để lồng ghép các kiến thức này có thể là Giáo dục công dân hay các hoạt động ngoại khóa, các hình thức tham quan hay tọa đàm với chuyên gia ngay tại lớp. Các trường đại học cũng cần có những bộ môn chuyên sâu về khoa học và công nghệ liên quan đến đánh giá mức độ nguy hiểm, ước lượng rủi ro do thiên tai và các biện pháp phòng chống thiên tai.

Manh mún, chưa có chiều sâu

Những năm gần đây, không ít các tổ chức, đoàn thể đã liên kết với các trường học để lồng ghép các hoạt động nhằm giáo dục nhận thức, kỹ năng bảo vệ bản thân trong thiên tai, hoả hoạn, điều này vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc lồng ghép này chủ yếu mới chỉ dừng lại ở lý thuyết, chưa mô phỏng thực tế, manh mún và chưa có chiều sâu. Đặc biệt, cách truyền tải nội dung, kiến thức đến học sinh còn mang tính cứng nhắc, áp đặt, sử dụng từ ngữ chưa phù hợp với lứa tuổi theo từng cấp học. Do đó, học sinh sẽ cảm thấy mung lung, có tiếp thu nhưng không hiểu.

Để giải quyết vấn đề này, theo các chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cần phối hợp với đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu, ban hành nội dung hướng dẫn cụ thể và thống nhất áp dụng theo một nội dung chung. Đặc biệt, cần phân loại, sử dụng từ ngữ phù hợp với các lứa tuổi và tổ chức thực hành bằng những mô hình, tình huống giả định. Hoạt động này cần phải được triển khai định kỳ, thường xuyên nhằm trách tình trạng “rơi rụng” kiến thức.

 

 

Đoàn Khang

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline