Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 10:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Giám sát các dự án chậm triển khai, chậm đưa đất vào sử dụng

Thứ hai, 04/12/2023 07:12

TMO - Đoàn giám sát HĐND thành phố Đà Nẵng yêu cầu Sở TN&MT rà soát, kiểm tra các dự án, khu đất, công trình chậm tiến độ sử dụng đất, không đưa đất vào sử dụng.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, tính đến 1-5-2023, trên địa bàn thành phố có 803 khu đất, dự án của các tổ chức sử dụng đất thuộc đối tượng kiểm tra tiến độ sử dụng đất. Trong đó, 94 trường hợp đã gia hạn sử dụng đất 24 tháng theo quy định tại Luật Đất đai 2013 với tổng diện tích gia hạn 1.815.927m²; 40 trường hợp qua kiểm tra đã đưa đất vào sử dụng, chưa thuộc đối tượng gia hạn sử dụng đất với diện tích 6.971.551m²; 669 trường hợp tiếp tục kiểm tra, về tiến độ sử dụng đất, với tổng diện tích cần kiểm tra là 34.295.851 m².

Cụ thể, Quận Hải Châu có 179 trường hợp với tổng diện tích 940.420m². Quận Liên Chiểu có 54 trường hợp với tổng diện tích 4.079.271m². Quận Sơn Trà có 132 trường hợp với tổng diện tích 10.442.137m². Quận Ngũ Hành Sơn có 84 trường hợp với tổng diện tích 13.431.972m². Quận Cẩm Lệ có 86 trường hợp với tổng diện tích 517.342m². Quận Thanh Khê có 66 trường hợp với tổng diện tích 130.254m². Huyện Hòa Vang có 68 trường hợp với tổng diện tích 4.754.452m².

Tại TP.Đà Nẵng, qua rà soát, ngành chức năng đã chỉ ra nhiều dự án chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng. 

Về số lượng khu đất của cá nhân cần tiếp tục kiểm tra, xử lý, theo số liệu báo cáo của UBND các quận, huyện cung cấp, qua tổng hợp đối chiếu có 172 khu đất thuộc trường hợp kiểm tra tiến độ sử dụng đất, tổng diện tích là: 347.250m². Cụ thể, Quận Sơn Trà có 58 trường hợp, Quận Hải Châu có 12 trường hợp, Quận Liên Chiểu có 15 trường hợp, Quận Ngũ Hành Sơn có 20 trường hợp, Quận Thanh Khê có 03 trường hợp, Quận Cẩm Lệ có 31 trường hợp, Huyện Hòa Vang có 33 trường hợp.

Đầu năm 2023, UBND thành phố đã có Công văn số 899/UBND-ĐTĐT chỉ đạo các chủ đầu tư, quản lý dự án, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để xử lý tối thiểu 50% các dự án có thời gian bố trí vốn quá thời gian quy định. Thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, kiểm tra, xử lý đối với các dự án, khu đất, công trình chậm tiến độ sử dụng đất, không đưa đất vào sử dụng theo đúng quy định.

Các cơ quan chức năng đã có hình thức xử lý bằng quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng và người có hành vi vi phạm phải nộp một khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này. Sau khi được gia hạn sử dụng đất, qua kiểm tra đến thời điểm ngày 01/5/2023; trong số 68 dự án, khu đất hết thời gian gia hạn có 21 dự án, khu đất đã đưa đất vào sử dụng (30,8%); còn lại 47 dự án, khu đất đã hết thời gian gia hạn sử dụng đất nhưng vẫn chưa đưa đất vào sử dụng, hoàn thành dự án đầu tư với nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng thành phố, hiện việc chậm đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất, triển khai dự án cũng có một phần nguyên nhân xuất phát từ việc điều chỉnh quy hoạch của các dự án, khu đất, việc xác định nghĩa vụ tài chính khi điều chỉnh quy hoạch. Quy trình thực hiện các thủ tục có liên quan kéo dài dẫn đến việc chủ đầu tư, người sử dụng đất chưa đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng, triển khai dự án, đưa đất vào sử dụng.

Trước thực trạng trên, Đoàn giám sát HĐND thành phố đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện tiếp tục tổng rà soát, kiểm tra các dự án chậm triển khai, các khu đất trống trên địa bàn thành phố. Đồng thời, khẩn trương tổng hợp hồ sơ, tình hình triển khai thực tế của từng dự án, khu đất, dự thảo Báo cáo đối với từng trường hợp cụ thể trình UBND thành phố xem xét, quyết định áp dụng kéo dài thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn nên ảnh hưởng đến nguồn tài chính của doanh nghiệp để đầu tư triển khai dự án; một số dự án có quy hoạch không còn phù hợp với quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu đã phê duyệt trước đây nên chưa xin được giấy phép xây dựng; một số dự án vướng mắc về thủ tục đất đai đang chờ tháo gỡ; một vài dự án tiến độ giải phóng mặt bằng chậm...Các Sở, ngành có liên quan đến việc lập các thủ tục về đầu tư, xây dựng, quy hoạch, đất đai, môi trường khi nhận được hồ sơ, đề nghị của các dự án, khu đất đã được gia hạn sử dụng đất... phải khẩn trương thẩm định, cho ý kiến theo thời gian quy định, không để kéo dài, làm ảnh hưởng đến tiến độ đưa đất vào sử dụng.

Đoàn giám sát HĐND thành phố Đà Nẵng yêu cầu Sở TN&MT rà soát, kiểm tra các dự án, khu đất, công trình chậm tiến độ sử dụng đất, không đưa đất vào sử dụng. Ảnh: HS. 

Thời gian qua, các dự án chậm triển khai, dự án chậm đưa đất vào sử dụng được đánh giá là vấn đề “nóng”, nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận, cử tri thành phố Đà Nẵng. Chính vì vậy, việc HĐND thành phố triển khai chuyên đề giám sát càng nhận được sự chú ý của cử tri, Nhân dân bởi số dự án “treo” tại các địa phương trên địa bàn thành phố khá lớn.  Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng cho biết: giai đoạn 2016 - 2022, toàn thành phố có 73 dự án được cấp phép triển khai đầu tư. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 22 dự án đã triển khai đi vào hoạt động; 30 dự án đang triển khai; 19 dự án chậm hoặc chưa triển khai và 2 dự án nhà đầu tư chấm dứt hoạt động theo quy định của Luật Đầu tư. 

Nhiều nguyên nhân được chỉ ra dẫn đến các dự án chậm triển khai, trong đó, có ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cũng như vị trí dự án không còn phù hợp với quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu chưa được điều chỉnh… Về hướng xử lý đối với các dự án chậm triển khai hoặc chưa triển khai, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Với chức năng nhiệm vụ được giao, sở sẽ chủ động phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, kiểm tra và yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện điều chỉnh tiến độ theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư trong năm 2024.

Ngoài ra, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng khẩn trương tham mưu điều chỉnh quy hoạch phân khu để giải quyết các vướng mắc hiện nay cho các nhà đầu tư. Đối với các dự án chậm đưa đất vào sử dụng, Sở Tài nguyên và Môi trường đã rà soát tổng thể 803 khu đất với diện tích hơn 4.000ha. Đồng thời, đề xuất các giải pháp xử lý tình trạng này nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đất đai. HĐND thành phố đề nghị: Các sở, ngành liên quan sớm cập nhật đầy đủ số liệu các dự án chậm triển khai cũng như các khu đất chưa đưa vào sử dụng. Đồng thời, xác định rõ những tồn tại, hạn chế, vướng mắc và  nguyên nhân. Từ đó, đề xuất các giải pháp xử lý các dự án chậm triển khai hoặc chưa triển khai theo đúng quy định của pháp luật đối với từng dự án cụ thể.

Đối với những dự án chậm triển khai mà lỗi thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước, cần làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Đối với dự án chậm triển khai do doanh nghiệp, nhà đầu tư không thực hiện việc gia hạn sử dụng đất, không bảo đảm tiến độ triển khai cũng như đáp ứng các yêu cầu về năng lực tài chính để thực hiện dự án thì đề xuất các giải pháp xử lý theo quy định. Đồng thời, đề nghị các Tổ giám sát của HĐND thành phố và sở, ngành liên quan tiếp tục rà soát; trao đổi, làm việc cụ thể với các chủ đầu tư và đơn vị, địa phương để có cái nhìn đa chiều; đồng hành trong tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực cho phát triển. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách và báo cáo tiến độ xử lý để cử tri thành phố nắm bắt, giám sát.  

HĐND thành phố xác định việc đẩy mạnh thu hồi các dự án chậm triển khai là cần thiết, không thể kéo dài tình trạng các nhà đầu tư không đủ năng lực mà vẫn làm chủ dự án. Tuy nhiên quá trình xử lý cần được thực hiện chặt chẽ, minh bạch, công bằng; đồng thời, quan tâm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn cho các chủ đầu tư có thiện chí nhằm đẩy nhanh tiến độ cho các dự án.

 

 

Lê Thu 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline