Hotline: 0941068156

Thứ năm, 12/09/2024 11:09

Tin nóng

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

Thứ năm, 12/09/2024

Giảm chi phí, tăng lợi nhuận từ trồng lúa chất lượng cao

Thứ năm, 05/09/2024 07:09

TMO - Các mô hình thí điểm canh tác lúa theo hướng chất lượng cao, giảm phát thải thuộc Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đã tạo ra những bước ngoặt lớn trong tư duy về phương thức sản xuất của nông dân đồng bằng sông Cửu Long.

Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) đang triển khai 7 mô hình thí điểm thuộc Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long tại 5 tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ. Các mô hình của Đề án được triển khai thí điểm đã thực hiện trong vụ Hè Thu và đầu vụ Thu Đông 2024. 

Kết quả thực hiện 4 mô hình vụ Hè Thu 2024 tại 3 tỉnh, thành phố với tổng diện tích 196 ha; trong đó, mô hình tại Cần Thơ đã thu hoạch xong, năng suất đạt được trong mô hình là 64 tạ/ha, cao hơn năng suất diện tích ngoài mô hình là 7 tạ/ha. Mô hình tại tỉnh Trà Vinh, năng suất đạt 61 tạ/ha, cao hơn năng suất diện tích ngoài mô hình là 2 tạ/ha. Còn 1 mô hình ở tỉnh Trà Vinh và 1 mô hình ở Sóc Trăng lúa đang thu hoạch, ước năng suất đạt hơn 64 tạ/ha cao hơn năng suất ngoài mô hình trung bình 4,6 tạ/ha, sản lượng lúa giảm phát thải ước tổng cộng trên 1.260 tấn.

Vụ lúa Thu Đông 2024, có 3 mô hình đã gieo sạ 140 ha, ước năng suất trung bình đạt hơn 63 tạ/ha và sản lượng đạt 157 tấn, lúa đang phát triển tốt. Dự kiến thu hoạch từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 10/2024. Kết quả giảm khí phát thải khí nhà kính trong các mô hình cho thấy, tại TP.Cần Thơ giảm đến 12 tấn CO2 tương đương/ha, so với ngoài mô hình để nước ngập liên tục và vùi rơm trên đồng; giảm 5 tấn CO2 tương đương/ha so với nông dân ngoài mô hình có áp dụng mô hình ngập khô xen kẽ (AWD) chung trong hợp tác xã nhưng vùi rơm trên đồng. 

Lợi nhuận của nông dân trồng lúa tăng từ 12 - 20% khi sản xuất theo hướng chất lượng cao, giảm phát thải. Ảnh: PA. 

Tại Sóc Trăng, mô hình thí điểm áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa giảm phát thải có lượng khí phát thải 9,5 tấn CO2 tương đương/ha/vụ, trong khi lúa không áp dụng quy trình phát thải 13,5 tấn CO2 tương đương/ha/vụ. Tại Trà Vinh, trung bình 2 mô hình thí điểm áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa giảm phát thải có lượng khí phát thải 7,6 tấn CO2 tương đương/ha/vụ, trong khi canh tác lúa truyền thống phát thải 13 tấn CO2 tương đương/ha/vụ. 

Đánh giá mô hình thực hiện tại Sóc Trăng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng cho biết: Vụ Hè Thu 2024, tỉnh triển khai thí điểm 50 ha tại Hợp tác xã Nông nghiệp Hưng Lợi (xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) với 46 hộ tham gia. Giống lúa được chọn gieo sạ là ST25, thời gian sinh trưởng 105 ngày. Mô hình được áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long theo quyết định của Cục Trồng trọt. 

Thực hiện cơ giới hóa vào đồng ruộng, gieo sạ bằng máy, sử dụng lượng giống 60 kg/ha, giảm 10 kg/ha so nông dân ngoài mô hình; nhất là giảm 4 lần phun thuốc bảo vệ thực vật và giảm trên 41% lượng đạm so với ngoài mô hình. Việc đo đạc lượng khí phát thải được theo dõi chặt chẽ. Mô hình thí điểm áp dụng quy trình kỹ thuật giảm phát thải do Cục Trồng trọt ban hành có lượng khí phát thải 9.505 kg CO2 tương đương 1ha/vụ. Trong khi ngoài mô hình, không áp dụng quy trình phát thải 13.501 kg CO2, chênh lệch phát thải trong và ngoài mô hình là giảm 3.996 kg CO2.

Tại TP.Cần Thơ, nông dân vừa thu hoạch thí điểm mô hình trồng lúa chất lượng cao phát thải thấp vụ hè thu 2024 trên diện tích 50 ha ở Hợp tác xã Tiến Thuận, xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh. Kết quả mô hình thí điểm cho thấy, tổng chi phí đầu vào giảm khoảng 15% so với mô hình đối chứng, giảm 30% lượng phân bón đạm, giảm 2-3 lần phun thuốc bảo vệ thực vật và giảm lượng nước tưới khoảng 30-40%. Năng suất lúa tăng 10,5% so với mô hình đối chứng. Lợi nhuận mô hình điểm cao hơn từ 1,3-6,2 triệu đồng/ha, trung bình gần 20%.

Về giảm phát thải khí nhà kính, giảm từ 2-12 tấn CO2/ha so với mô hình đối chứng. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm lúa gạo được sản xuất tại các mô hình thí điểm Hợp tác xã Tiến Thuận cho biết, nhờ áp dụng đồng bộ cơ giới hóa và các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên chi phí sản xuất đầu vào đã giảm từ 15-20% so với trước đây. Đáng chú ý, việc áp dụng cơ giới hóa gieo sạ chính xác bằng máy sạ hàng kết hợp với vùi phân bón đã giúp giảm giống hiệu quả, xuống còn ở mức 60 kg/ha, đồng thời giúp tiết kiệm nhiều chi phí nhân công. Phương pháp canh tác mới này các xã viên hợp tác xã đều có thể áp dụng được nhờ áp dụng mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp bền vững (dự án VnSAT) trước đây.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, hiện những diện tích lúa Cần Thơ đăng ký tham gia vào đề án 1 triệu ha trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai cũng đã áp dụng tưới ngập khô xen kẽ đạt khoảng 75% diện tích. Ngoài ra, đã có 34 tổ hợp tác của nông dân được thành lập, liên kết với tám doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ được gần 26.000 ha lúa. Bên cạnh đó, các khâu cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch đều đạt từ 90 đến 100%. Đặc biệt, Cần Thơ có đến 30% số cánh đồng đã sử dụng máy bay không người lái áp dụng vào phun thuốc, bón phân, gieo sạ. 

Các địa phương tiếp tục nhân rộng triển khai mô hình canh tác lúa chất lượng cao, giảm phát thải. 

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thí điểm mô hình Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" tại các địa phương đã góp phần thay đổi tư duy của nông dân về quy trình canh tác lúa. Mô hình đã chứng minh giảm chi phí sản xuất từ 20 - 30%, tăng lợi nhuận cho nông dân, giảm phát thải khí nhà kính.   

Việc xây dựng mô hình, đẩy mạnh áp dụng đồng bộ giải pháp kỹ thuật, công nghệ, cơ giới; hỗ trợ nông dân và các hợp tác xã thực hiện liên kết sản xuất với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị nông sản. Qua đó, góp phần giảm chi phí, tăng thu nhập cho nông dân, xử lý rơm rạ hiệu quả, giảm phát thải, thực hiện các tiêu chí của đề án để minh chứng tính khả thi. Từ đó, tiếp tục triển khai trên diện rộng trong những vụ lúa tới.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các tỉnh tham gia thực hiện Đề án tiếp tục thực hiện mô hình thí điểm trong vụ Đông Xuân tới; tổng hợp các số liệu về mô hình thí điểm để làm sổ tay phổ biến đến nông dân.

Theo thống kê, mỗi năm hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam thải ra môi trường khoảng 80 triệu tấn khí thải CO2 và khí metan (CH4), chiếm trên 30% tổng lượng khí CO2 toàn quốc. Trong đó, sản xuất lúa nước chiếm khoảng 50% tổng lượng phát thải trong nông nghiệp. Do vậy, Đề án đã đưa ra nhiều mục tiêu cho ngành sản xuất lúa gạo. Đó là giảm 30% chi phí đầu vào, góp phần giảm 20% chi phí sản xuất lúa cho các hộ nông dân, tỷ suất lợi nhuận của người trồng lúa tăng 50%; góp phần giảm 10% lượng khí nhà kính phát thải.

Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết theo ước tính, Đề án trên sẽ giúp giá trị của ngành lúa gạo Việt Nam tăng thêm khoảng 21.000 tỷ đồng/năm (tương đương khoảng 840 triệu USD/năm) so với trước đây. Con số này bao gồm: giảm chi phí sản xuất lúa gạo (9.500 tỷ đồng/năm); tăng giá bán sản phẩm (7.000 tỷ đồng/năm); bán tín chỉ carbon (khoảng 2.500 tỷ đồng/năm); tận dụng phế phụ phẩm (2.000 tỷ đồng/năm). Kế hoạch của Đề án là đến năm 2025, 13 tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long trồng 180.000 ha lúa phát thải thấp và thí điểm cấp tín chỉ carbon cho vùng đạt chuẩn.

Đến năm 2030, vùng mở rộng thêm 820.000 ha lúa phát thải carbon thấpNghiên cứu do Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) thực hiện cho thấy: nếu thực hiện trồng lúa giảm phát thải carbon trên 1,9 triệu ha lúa, tiềm năng giúp ngành lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2030 giảm phát thải khí nhà kính là gần 11 triệu tấn CO2e (CO2 quy đổi) mỗi năm. Ngoài ra, việc tái sử dụng 70% lượng rơm rạ cho các hình thức khác sẽ giảm khoảng 50% lượng phát thải khí nhà kính so với việc đốt rơm rạ.../.

 

 

Thu Oanh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline