Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 07:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Giải pháp vận hành lưới điện an toàn khu vực miền Trung-Tây Nguyên

Thứ hai, 11/03/2024 07:03

TMO - Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, Tổng Công ty Truyền tải điện 3 đã linh hoạt triển khai các giải pháp nhằm vận hành lưới điện an toàn trong mùa nắng nóng với nhu cầu sử dụng điện tăng cao tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên. 

Báo cáo của Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) cho thấy, đơn vị này được giao nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện truyền tải từ 220kV, 500kV trên 9 tỉnh Nam miền Trung và Tây Nguyên, nơi đang tập trung các nguồn điện lớn, quản lý, vận hành 5.769km đường dây 220 - 500kV; 18 trạm biến áp 220kV điều khiển thao tác xa không người trực, 6 trạm biến áp 500kV với tổng công suất 15.548MVA, với 994 lao động. 

Với sự phát triển mạnh về các nguồn năng lượng tái tạo, áp lực truyền tải hết công suất từ các nhà máy trong khu vực lên hệ thống điện đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải trong khu vực nói riêng, cả nước nói chung là khó khăn thách thức lớn. Tính đến hết năm 2023, tổng công suất điện năng lượng tái tạo đấu nối vào lưới điện truyền tải của PTC3 là 5.861MW; trong đó, điện gió là 23 nhà máy với tổng công suất 2.308MW; điện mặt trời là 36 nhà máy với tổng công suất khoảng 3.553MW.

Như vậy tính cả phần nguồn năng lượng tái tạo phía lưới phân phối, tổng công suất đấu nối vào lưới điện truyền tải PTC3 và lưới điện phân phối của 9 công ty điện lực khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên lên tới khoảng 10.000MW, chiếm hơn 50% trong cơ cấu nguồn điện khu vực. Với cơ cấu nguồn điện năng lượng tái tạo trên lưới rất lớn, làm cho một số đường dây 220kV, máy biến áp 220kV khu vực các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Gia Lai luôn vận hành trong chế độ đầy tải.

PTC3 tăng cường kiểm tra xử lý các khiếm khuyết trên lưới điện, hoàn thành sớm kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa. 

PTC3 gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình vận hành an toàn lưới điện truyền tải, trong phối hợp giải tỏa hết công suất các nguồn điện của các nhà máy. Ngoài ra, trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, xử lý sự cố, đơn vị này cũng phải cắt điện thực hiện vào ban đêm, có nguy cơ mất an toàn và mất ổn định của hệ thống truyền tải điện. Bên cạnh đó, lưới điện truyền tải 220kV khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên của công ty vận hành trong năm 2024 chưa có chuyển biến tích cực hơn 2023 về cấu trúc mạng lưới điện; chưa đưa vào vận hành được những công trình đường dây trọng điểm như mạch 2: Nha Trang - Krongbuk - Pleiku, Phước An – Phù Mỹ; ảnh hưởng quá tải truyền tải năng lượng tái tạo đường dây Chư sê – Pleiku 2 và nguồn sinh khối An Khê - Pleiku. 

Ngoài ra, việc vận hành trạm biến áp và đường dây luôn đầy và quá tải, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra những sự cố. Đối với thiết bị đang vận hành, tuy đã có đánh giá chất lượng, kiểm soát tốt, nhưng hư hỏng bất thường vẫn xảy ra, vật tư thiết bị dự phòng tại chỗ thiếu, khó đáp ứng kịp thời. Tính toán của Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) và điều độ miền (A3) trong tháng 3/2024 và các tháng sau cho thấy, công suất truyền tải miền Trung bắt đầu tăng 12,36% so với 2023. Điều này có thể gây khó khăn cho quản lý vận hành hệ thống điện nói chung và lưới điện của PTC3 nói riêng.

Dự báo tình hình thời tiết năm 2024 tiếp tục diễn ra phức tạp, bất thường, nắng nóng đến sớm khô hanh cục bộ nhiều nơi, sương muối, sương mù và nhiễm bẩn cách điện diễn biến nhanh do tác động môi trường. Tại khu vực biển Đông có thể xuất hiện 11 – 13 cơn bão; hiện tượng mưa với cường độ lớn cục bộ dễ gây sạt lở đất nơi có đường dây truyền tải đi qua. 

Trước khó khăn trên, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh hơn việc rà soát, phối hợp với các nhà máy năng lượng tái tạo đấu nối lưới đạt mực an toàn cao nhất về thiết bị và đường dây, thông tin vận hành thông suốt. Đặc biệt, phối hợp với Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0), Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Trung và miền Nam, các đơn vị quản lý Nhà nước để giảm thiểu nguy cơ thiếu điện trong năm tới đã được cảnh báo, nhất là tại các điểm nóng về phụ tải. Bên cạnh đó, PTC3 tăng cường quản lý vận hành, kiểm tra xử lý các khiếm khuyết trên lưới điện, hoàn thành sớm kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa; chuẩn bị đầy đủ các phương án, nhân lực, vật tư, thiết bị để xử lý sự cố nếu có.

Đơn vị chuẩn bị đầy đủ các phương án, nhân lực, vật tư, thiết bị để xử lý sự cố nếu có, đảm bảo cung ứng điện an toàn. 

Để đảm bảo vận hành an toàn lưới điện trong mùa khô năm 2024 tại khu vực và hỗ trợ cung cấp điện cho miền Bắc, PTC3 tiếp tục rà soát, đánh giá và đề ra nhiều giải pháp thực hiện. Trong đó, quán triệt nhận thức và triển khai đồng loạt ở 3 cấp độ: Thực hiện khẩn, phải thực hiện ngay, cần thiết thực hiện để giải quyết tốt nhiệm vụ chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT).

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh hơn việc rà soát, phối hợp với các nhà máy năng lượng tái tạo đấu nối lưới đạt mực an toàn cao nhất về thiết bị và đường dây, thông tin vận hành thông suốt. Đặc biệt, phối hợp với Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0), Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Trung và miền Nam, các đơn vị quản lý Nhà nước để giảm thiểu nguy cơ thiếu điện trong năm tới đã được cảnh báo, nhất là tại các điểm nóng về phụ tải. PTC3 tăng cường quản lý vận hành, kiểm tra xử lý các khiếm khuyết trên lưới điện, hoàn thành sớm kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa; chuẩn bị đầy đủ các phương án, nhân lực, vật tư, thiết bị để xử lý sự cố nếu có.

Nhằm đảm bảo vận hành lưới truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định trong các tháng cao điểm mùa khô và trong cả năm 2024 theo chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) yêu cầu các đơn vị thực hiện một số nội dung. Tổ chức kiểm tra toàn bộ các khu vực có nguy cơ xảy ra cháy trong và gần hành lang tuyến đường dây 220kV, 500kV, khu vực gần các Trạm biến áp.

Lập phương án xử lý, loại bỏ nguy cơ, không để xảy ra sự cố do cháy trong và gần hành lang an toàn đường dây truyền tải; rà soát, bổ sung các phương án phối hợp phòng cháy, chữa cháy rừng, nương rẫy tại các khu vực gần đường dây truyền tải điện. Đặc biệt lưu ý đến vấn đề an toàn điện khi chữa cháy gần đường dây 220kV, 500kV (giám sát, đảm bảo khoảng cách an toàn từ phương tiện chữa cháy đến đường dây mang điện, đảm bảo không phóng điện từ đường dây xuống khu vực chữa cháy). Kiểm tra, lắp đặt đầy đủ các biển báo hiệu, báo cấm theo quy định; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong công tác quản lý vận hành lưới điện truyền tải. 

Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của cục Kiểm lâm tại địa chỉ website: kiemlam.org.vn; thông tin cảnh báo nhiệt độ ngoài trời, thời tiết của Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia; trên các báo, đài phát thanh, truyền hình trung ương, địa phương để kịp thời có phương án phòng tránh, xử lý. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền, công an, quân đội các địa phương tổ chức phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp theo quy định của pháp luật.

Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân ký cam kết nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống cháy rừng; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở các địa phương bằng các hình thức báo chí, đài phát thanh, truyền hình phù hợp để người dân, các tổ chức đồng thuận, tự giác phối hợp, thực hiện công tác phòng, chống cháy trong và gần hành lang an toàn đường dây truyền tải điện.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, các Công ty Lâm nghiệp, Lâm trường và các chủ rừng tại các địa phương để tuyên truyền, chấp hành và thực hiện tốt các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới truyền tải điện không để xảy ra sự cố lưới điện do cháy rừng. Chủ động thông tin giữa đơn vị truyền tải điện và người dân địa phương, chính quyền và các đơn vị, ban ngành liên quan về các vụ cháy rừng có nguy cơ ảnh hưởng đến đường dây truyền tải điện 220kV, 500kV. 

Kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc thường xuyên đảm bảo hệ thống được thông suốt (máy fax, điện thoại cố định, điện thoại di động luôn để chế độ online) để kịp thời phục vụ công tác khắc phục sự cố, công tác thông tin với các lực lượng chức năng khi có tình huống bất thường xẩy ra gây ảnh hưởng đến an toàn hệ thống truyền tải điện. Các đơn vị chuẩn bị nhân lực, phương tiện, vật tư, thiết bị để sẵn sàng phối hợp hỗ trợ với nhau khi có sự cố xảy ra. 

 

 

Đức Thắng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline