Hotline: 0941068156

Thứ năm, 28/11/2024 04:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ năm, 28/11/2024

Giải pháp phát triển kinh tế biển trước tiềm năng và lợi thế (Tiếp bài 1)

Thứ tư, 13/04/2022 19:04

TMO - Để Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh từ biển, phải bám sát Nghị quyết 26/NQ-CP của Chính phủ, đồng thời cần quan tâm, xây dựng các giải pháp phát triển các lĩnh vực như: Du lịch-dịch vụ; hàng hải; Tài nguyên khoáng sản, nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản…

Các chuyên gia cho rằng, trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ biển, cần tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 103/NQ-CP, về Chương trình hành động của Chính phủ, trong đó, tập trung phát triển du lịch và dịch vụ biển theo mục tiêu, yêu cầu của Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; rà soát, xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi để tạo sự phát triển đột phá cho du lịch và dịch vụ biển.

Với hàng hải, cần tập trung xây dựng và nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các cảng: cửa ngõ quốc tế, chuyên dùng quy mô lớn. Cải tạo nâng cấp các cảng hiện có; xây dựng có trọng điểm một số cảng địa phương theo chức năng, quy mô phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; đầu tư nâng cấp, nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải; tiếp tục phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đại, hiệu quả; phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, vận tải đa phương thức, đặc biệt nâng cao chất lượng dịch vụ logistics; nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.

Chợ thu mua thủy hải sản (Nhân Trạch, Quảng Bình)

Về khai thác dầu khí và các tài nguyên, khoáng sản biển: nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, tận thăm dò dầu khí các bể trầm tích có tiềm năng đang khai thác; đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò các bể nước sâu, xa bờ; nghiên cứu, thăm dò các dạng hydrocarbon phi truyền thống; gắn việc tìm kiếm, thăm dò dầu khí với điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng tài nguyên, khoáng sản đáy biển, đặc biệt là những khoáng sản có giá trị cao, có ý nghĩa chiến lược.

Lĩnh vực nuôi, trồng và khai thác hải sản: chuyển đổi từ các mô hình nuôi, trồng thủy sản quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu sang nuôi công nghiệp, quy mô lớn với công nghệ hiện đại; chuyển dịch ngư trường từ vùng biển ven bờ ra vùng lộng và vùng khơi; xây dựng và vận hành các mô hình nơi cư trú nhân tạo cho các loài sinh vật biển, mô hình nhà màng công nghệ cao. Ứng dụng công nghệ cao và tiết kiệm năng lượng phục vụ khai thác thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với bảo vệ môi trường biển.

Về công nghiệp ven biển, cần đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển các ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường, dự án sử dụng công nghệ nguồn vào các khu: kinh tế, công nghiệp ven biển; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao để gia tăng giá trị.

Đối với phát triển năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới, cần ưu tiên đầu tư phát triển năng lượng tái tạo trên các đảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Thúc đẩy đầu tư xây dựng, khai thác điện gió, điện mặt trời và một số dạng năng lượng tái tạo khác. Quan tâm phát triển một số ngành kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên đa dạng sinh học biển, như: rừng ngập mặn, dược liệu biển, nuôi, trồng và chế biến rong, tảo.

Cùng với đó, kế hoạch xác định phát triển các vùng biển về du lịch và dịch vụ biển tại vùng có tiềm năng, lợi thế; đồng thời, đẩy mạnh đầu tư cải tạo, nâng cấp một số tuyến, luồng hàng hải quan trọng, cải tạo và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng (đê chắn sóng, bến neo đậu, cầu cảng),… theo hướng đồng bộ, hiện đại, bền vững.

 

Vũ Minh – Tú Quyên

 

Kinh tế biển: Đánh thức tiềm năng và lợi thế

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline