Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 01:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Gia tăng xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ

Thứ năm, 30/06/2022 11:06

TMO - Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam và đây cũng là thức uống được ưa chuộng nhất ở Hoa Kỳ.

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 5/2022, Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ đạt 9,34 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 16,5% về lượng, nhưng tăng 2,3% về trị giá so với tháng 5/2021. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 50,58 nghìn tấn, trị giá 124,95 triệu USD, giảm 2,9% về lượng, nhưng tăng 23,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 5/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt mức 2.359 USD/tấn, giảm 5,9% so với tháng 4/2022, nhưng tăng 22,4% so với tháng 5/2021. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt mức 2.470 USD/tấn, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Cà phê Việt Nam có nhiều cơ hội trong gia tăng xuất khẩu tại thị trường Hoa Kỳ 

Các chuyên gia dự báo giai đoạn 2020 - 2025, thị trường cà phê Hoa Kỳ được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,8%. Các yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường là lối sống ngày càng bận rộn và thời gian làm việc kéo dài. 

Thị trường cà phê Hoa Kỳ được phân khúc theo loại sản phẩm: Cà phê nguyên hạt, cà phê xay, cà phê hòa tan, cà phê viên nén và cà phê túi lọc, được phân phối thông qua các điểm bán hàng tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà bán lẻ chuyên nghiệp và các kênh phân phối khác.

Đối với việc nhập khẩu mặt hàng cà phê, thị trườn Hoa Kỳ yêu cầu nghiêm ngặt với các quy định như: cà phê nhập khẩu phải truy xuất nguồn gốc trong chuỗi giá trị. Đồng thời phải đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất chính đối với thị trường cà phê tại Hoa Kỳ: Fairtrade USDA, Organic, Rainforest Alliance/UTZ Certified, Bird Friendly, Carbon Neutral, Organic và Direct Trade.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam. Cà phê là thức uống được ưa chuộng nhất ở Hoa Kỳ và có lượng tiêu thụ cao nhất sau cacbonat và nước uống đóng chai trong thị trường đồ uống không cồn.

Trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 889 nghìn tấn, trị giá trên 2 tỷ USD, tăng 24,2% về lượng và tăng 54% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Đức là thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn nhất, tiếp theo là thị trường Bỉ, Italia, Nhật Bản và Hoa Kỳ…

 

Thảo Nguyên 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline