Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 26/04/2025 17:04

Tin nóng

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Thứ bảy, 26/04/2025

Gia tăng thị phần xuất khẩu nông sản tại thị trường Hoa Kỳ

Thứ ba, 26/04/2022 11:04

TMO - Với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3,5 tỷ USD, chiếm 27,1% thị phần, Hoa Kỳ đang trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông lâm thủy sản Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022. Các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để tiến sâu hơn vào thị trường này.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), quý I/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt 22,6 tỷ USD, tăng 6,3% so với quý I/2021; trong đó xuất khẩu đạt khoảng 12,8 tỷ USD, nhập khẩu ước khoảng 9,8 tỷ USD; xuất siêu khoảng 3 tỷ USD, tăng gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ đạt gần 3,5 tỷ USD (chiếm 27,1% thị phần), kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 68,2% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tại thị trường này.

Kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam trong quý I/2022 sang thị trường này tăng trưởng hơn 150% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu này nhanh hơn so với các thị trường khác. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các nông sản tươi.

Thanh long là một trong những nhóm hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 

Đến nay, Hoa Kỳ đã cấp phép nhập khẩu 6 loại quả tươi từ Việt Nam, gồm: xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa. Một số loại trái cây khác như dừa, sầu riêng vẫn được xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhưng dưới dạng sản phẩm đông lạnh.

Trong đó, việc xuất khẩu trái dừa từ đầu năm đến nay không thuận lợi như trước. Nếu như trước đây thị trường Hoa Kỳ cho phép trái dừa xuất khẩu chỉ cần gọt hết vỏ xanh thì nay họ 'siết chặt' lại và yêu cầu phải gọt đến tận sọ. Yêu cầu này khiến việc bảo quản dừa xuất khẩu không được tốt vì thời gian vận chuyển kéo dài.

Tác động của thị trường đã khiến xuất khẩu dừa của các doanh nghiệp tại Bến Tre giảm mạnh. Theo Sở Công Thương Bến Tre, quý I/2022, các doanh nghiệp tỉnh Bến Tre xuất khẩu dừa xiêm (dừa uống nước), giảm hơn 50% về lượng so với cùng kỳ năm trước.

Hiện tại, xuất khẩu dừa sang thị trường Hoa Kỳ đang gặp nhiều khó khăn 

Theo các chuyên gia, Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu để đáp ứng tiêu dùng nội địa là rau, củ, quả, cà phê, chè, hạt tiêu, cao su, hạt điều, thủy sản... Trong nhóm nông sản, đồ gỗ, thủy sản đạt kim ngạch lớn, nhưng gạo, cà phê, rau quả thì vẫn còn khiêm tốn. Dư địa xuất khẩu nông sản sang thị trường Hoa Kỳ là rất lớn. Nhưng để xuất khẩu sang thị trường này, doanh nghiệp Việt cần cam kết chất lượng, đảm bảo độ đồng đều, ổn định trong mỗi lô hàng xuất khẩu để các nhà bán lẻ muốn đặt hàng dài hạn.

Bên cạnh nỗ lực từ các doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng, vai trò của các đại sứ, tham tán thương mại tại các nước là hết sức quan trọng. Việc đưa các thông tin thị trường, đặc biệt là các thông tin về nhu cầu, thị hiếu, cảnh báo về thị trường điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp tránh rủi ro, thua thiệt, mà còn tìm thấy được cơ hội xuất khẩu từ những nguy nan.

Đồng thời, cần tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thông qua kênh thương mại điện tử như tổ chức các phiên chợ online, tham gia các sàn thương mại điện tử lớn như Amazon, Alibaba,... để thúc đẩy xuất khẩu.

 

 Hạnh Nguyễn

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline