Hotline: 0941068156

Thứ tư, 22/05/2024 00:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 22/05/2024

Gia tăng giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn

Thứ hai, 26/06/2023 07:06

TMO - Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 5/2023, Việt Nam xuất khẩu được 192.910 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 80,22 triệu USD, tăng 1,6% về lượng và tăng 5,5% về trị giá so với tháng 4/2023. 

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của nước ta đạt 1,36 triệu tấn, trị giá 528,56 triệu USD. Trong tháng 5/2023, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 88,67% tổng lượng sắn xuất khẩu của cả nước với 171.060 tấn, trị giá 70,63 triệu USD, tăng 1,7% về lượng và tăng 7,1% về trị giá so với tháng 4/2023. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,22 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 467,62 triệu USD, giảm 8% về lượng và giảm 18,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài thị trường Trung Quốc, trong 5 tháng đầu năm 2023, mặc dù tổng lượng xuất khẩu giảm nhưng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang một số thị trường vẫn tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2022, trong đó đáng chú ý là các thị trường: Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc)...

Trong đó, xuất khẩu sang Nhật Bản tiếp tục tăng mạnh với 2.390 tấn, trị giá 1,22 triệu USD, tăng tới 1.285% về lượng và tăng 947,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Dự báo trong năm 2023, Nhật Bản sẽ là một điểm đến tiềm năng xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam nhờ nhu cầu cao, vị trí địa lý gần. Trong khi đó, nguồn cung và giá của ngô và lúa mì đều bị ảnh hưởng bởi xung đột giữa Nga và Ukraine. Do đó, nhu cầu về sắn trên thị trường thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Ngành chức năng khuyến khích các nhà máy sản chế biến sắn cần đầu tư công nghệ mới để gia tăng giá trị các sản phẩm từ sắn. 

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, Việt Nam là thị trường cung cấp sắn lát lớn thứ hai cho Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2023, thị phần sắn lát của Việt Nam chiếm 12,55% trong tổng lượng nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc, cao hơn so với mức 10,71% của 4 tháng đầu năm 2022. Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc. Thị phần tinh bột sắn của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm 36,11%, thấp hơn so với mức 36,15% của 4 tháng đầu năm 2022.

Năm 2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam đạt 3,25 triệu tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 19,7% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam năm 2022 ở mức 432,7 USD/tấn, tăng 5,6% so với năm 2021. Tính riêng mặt hàng sắn, năm 2022, xuất khẩu sắn đạt 760,29 nghìn tấn, trị giá 221,04 triệu USD, giảm 10,4% về lượng và giảm 0,3% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân sắn năm 2022 ở mức 290,7 USD/tấn, tăng 11,3% so với năm 2021.

Năm 2022, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 91,67% về lượng và chiếm 91,47% về kim ngạch trong tổng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của cả nước, với 2,98 triệu tấn, trị giá 1,28 tỷ USD, tăng 11% về lượng và tăng 17,2% về trị giá so với năm 2021.

Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc năm 2022 ở mức 356,8 USD/tấn, tăng 6,6% so với năm 2021. Trong năm 2022, Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc, thị phần tinh bột sắn của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm 37,49%, tăng mạnh so với mức 17,56% của năm 2021.

Việt Nam hiện có có 528.000 ha sắn. Trên địa bàn cả nước có 27 tỉnh có nhà máy chế biến tinh bột sắn và có khoảng 120 nhà máy chế biến tinh bột sắn quy mô công nghiệp với tổng công suất thiết kết 11,3 triệu tấn củ tươi/năm. Trong đó, có khoảng 26% số cơ sở có gắn kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu. Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn chiếm khoảng 70% tổng sản lượng sắn thu hoạch của cả nước. Việt Nam và là nước xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn đứng thứ ba thế giới sau Thái Lan, Campuchia và đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu sau Thái Lan.

Tiêu thụ sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam có nhiều khâu trung gian, cạnh tranh quốc gia thấp do chi phí logistics của Việt Nam cao, hiện nay đang gặp cạnh tranh gay gắt về thị trường xuất khẩu từ các nước Thái lan, Campuchia và Lào. Bên cạnh đó, đa số công nghệ chế biến tinh bột sắn đang được sử dụng ở Việt Nam toàn bộ bột sau khi nghiền ra sẽ được ngâm trong nước rồi sau nhiều lần lắng lọc. Hiện chưa nhiều nhà máy chế biến sâu.

Vì vậy, ngành chức năng khuyến khích các nhà máy sản chế biến sắn cần đầu tư công nghệ mới để chế biến tinh bột sắn, cần dần dần loại bỏ hình thức lắng lọc tự nhiên, thay vào đó nên dùng hệ thống máy ly tâm để tách lấy tinh bột ra khỏi sắn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng cơ quan chức năng và Hiệp hội Sắn Việt Nam đang nghiên cứu để nâng cao chất lượng sắn xuất khẩu sang các thị trường khác, đặc biệt là thị trường EU tiềm năng để hạn chế những rủi ro cho thị trường xuất khẩu tại Trung Quốc...

 

 

Thu Hương 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline