Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/01/2025 08:01

Tin nóng

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/01/2025

Gia Lai tăng cường phòng-chống bệnh dại trên động vật

Chủ nhật, 05/01/2025 06:01

TMO - Trước tình trạng bệnh dại đang diễn biến phức tạp, đặc biệt đã ghi nhận 9 ca tử vong do lây nhiễm dại, tỉnh Gia Lai đã tăng cường triển khai, thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống quyết liệt nhằm hạn chế và đẩy lùi bệnh dại.

Tỉnh Gia Lai là một trong những điểm nóng về bệnh dại trên cả nước. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước có 85 người tử vong do bệnh dại. Riêng tại Gia Lai có 9 ca tử vong.

Mới đây nhất vào cuối tháng 12/2024, tỉnh Gia Lai liên tiếp ghi nhận 2 trường hợp tử vong do bệnh dại  đó là Ông Đ.K., 51 tuổi, trú tại xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, bị chó nuôi trong gia đình cắn giữa tháng 11 nhưng không được xử lý kịp thời.

Dù đã được nhân viên y tế xã Pờ Tó và công an khuyến cáo đi tiêm phòng dại, ông K. từ chối. Con chó sau khi cắn ông K. đã mất tích, không thể theo dõi. Sau đó ông K. xuất hiện các triệu chứng sốt, hồi hộp, lo lắng và sợ nước, được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Ia Pa. Sau khi chẩn đoán mắc bệnh dại, ông K. được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cấp cứu nhưng đã tử vong vào chiều ngày 26/12

Trước đó vào ngày 24/12, ông N.K.T., 63 tuổi, trú tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, đã nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai với các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, sợ nước, sợ gió và nổi hạch. Sau khi chẩn đoán mắc bệnh dại, gia đình đã đưa ông T. vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM. Tại đây, xét nghiệm xác nhận ông T. nhiễm virus dại. Ngày 25/12, bác sĩ khuyên gia đình đưa ông về nhà chăm sóc và ông đã qua đời vào ngày 26/12.

Trước tình trạng số ca tử vong do bệnh dại liên tục gia tăng,  Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thành lập ngay các đoàn kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng-chống bệnh dại tại các địa phương; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những địa phương còn chủ quan, lơ là để chỉ đạo, xử lý và chấn chỉnh kịp thời.

Công văn yêu cầu tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Kế hoạch phòng-chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản năm 2025. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn cơ quan chuyên môn các huyện, thị xã, thành phố giám sát chặt chẽ tình hình bệnh dại trên động vật; quản lý đàn chó, mèo và triển khai tiêm vaccine phòng bệnh dại trên động vật; điều tra, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm và triển khai bao vây, khống chế, xử lý ổ dịch theo quy định.

Tăng cường phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trong việc chia sẻ thông tin, truy vết, điều tra dịch tễ và xử lý ổ bệnh dại khi phát hiện có trường hợp người mắc bệnh dại do chó, mèo cào, cắn. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển chó, mèo ra, vào địa bàn tỉnh theo quy định. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động người dân đi điều trị dự phòng bệnh dại khi bị chó, mèo cào, cắn, đảm bảo tiêm đúng, đủ liệu trình, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người do bệnh dại.

Tham mưu tổ chức, bố trí đầy đủ các điểm tiêm phòng, vật tư, trang-thiết bị để điều trị dự phòng bệnh dại trên người tại các địa phương, đảm bảo mỗi địa phương cấp huyện có ít nhất 1 điểm tiêm phòng dại; tiêm vắc xin miễn phí cho các đối tượng theo quy định. Kịp thời chia sẻ thông tin các trường hợp người bị chó, mèo cào, cắn đi khai báo để được tư vấn điều trị, tiêm vắc xin và các trường hợp người tử vong do bệnh dại với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý.

Người dân cần chủ động tiêm phòng vắc xin phòng dại cho chó mèo. (Ảnh minh hoạ). 

Mặc dù bệnh dại diễn biến phức tạp, tuy nhiên công tác tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn Gia Lai lại chưa đạt và đạt rất thấp theo Quyết định số 2151/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 568/KH-UBND của UBND tỉnh về phòng-chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030. Tỷ lệ chó, mèo được tiêm phòng tăng từ 5,1% (năm 2021) lên 21,7% so với tổng đàn (năm 2024) nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đạt trên 80% tổng đàn.

Trước thực tế đó, Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai đã đề nghị các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn tập trung triển khai nghiêm túc, quyết liệt các biện pháp phòng-chống bệnh dại nhằm kiểm soát bệnh trên đàn chó, mèo nuôi, phấn đấu không có người tử vong vì bệnh dại, tiến tới loại trừ bệnh này trên động vật và người vào năm 2030.

Cùng với đó khẩn trương cân đối, bố trí nguồn lực của địa phương để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp theo kế hoạch phòng-chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030; kế hoạch phòng-chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2024 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Yêu cầu Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu, tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí ngân sách tỉnh đảm bảo cho công tác phòng-chống dịch bệnh động vật trong thời gian tới, nhất là mua vắc xin tiêm phòng cho đàn chó, mèo của tỉnh nhằm đạt tỷ lệ tối thiểu 80% ngay từ năm 2025. Sở Y tế cũng được yêu cầu tổ chức, bố trí đầy đủ các điểm tiêm phòng, vật tư trang thiết bị để điều trị dự phòng bệnh dại cho người tại các địa phương, đảm bảo mỗi địa phương cấp huyện có ít nhất 1 điểm tiêm phòng dại, tiêm vắc xin miễn phí cho các đối tượng theo quy định.

Thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm do vi rút dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh, tỷ lệ tử vong rất cao (gần như 100%). Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền vi rút dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo).

Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới, nguy cơ lây nhiễm bệnh dại từ động vật sang người vẫn tiếp tục do tỉ lệ tiêm vắc xin phòng dại trên tổng đàn chó, mèo còn thấp, công tác quản lý đàn chó, mèo còn hạn chế.

Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vắc xin phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo.  Khi bị chó, mèo cắn cần: Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó, vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn iod; hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.

Kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại; tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị. Truyền thông, hướng dẫn cho trẻ em cách phòng tránh chó, mèo cắn và thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người thân sau khi bị chó, mèo cắn.

 

Lâm Anh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline