Hotline: 0941068156

Thứ ba, 15/04/2025 12:04

Tin nóng

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Thứ ba, 15/04/2025

Gia Lai đảm bảo nguồn cung vật liệu cho Dự án cao tốc Quy Nhơn-Pleiku

Thứ tư, 09/04/2025 12:04

TMO - Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai chủ động phối hợp với các đơn vị, địa phương tiếp tục tổ chức kiểm tra các mỏ khoáng sản đất, đá, cát trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu lớn về vật liệu thi công công trình xây dựng, nhất là đối với Dự án cao tốc Quy Nhơn-Pleiku.

Để chuẩn bị nguồn vật liệu phục vụ Dự án cao tốc đường bộ Quy Nhơn-Pleiku, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ động rà soát, thông tin các điểm mỏ vật liệu xây dựng còn trữ lượng, hết thời hạn nhưng chưa đóng cửa mỏ hoặc trước đây được khoanh định để phục vụ các công trình, dự án mà đến nay đã hoàn thành và không gia hạn giấy phép khai thác mỏ; các điểm mỏ có thể dự kiến phục vụ cho công trình trong trường hợp cấp có thẩm quyền cho áp dụng cơ chế đặc thù khoanh định khu vực không đấu giá và các phương án để kịp thời có nguồn vật liệu phục vụ dự án không để bị động.

Đến nay, Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai đã tổ chức đấu giá thành công 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản ở các huyện: Ia Grai, Kbang, Kông Chro, Phú Thiện và thị xã Ayun Pa, ước khoảng hơn 1,4 triệu m3. Hiện tại, Sở đang hoàn thiện hồ sơ để trình UBND tỉnh công nhận kết quả.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ động phối hợp với các đơn vị, địa phương tiếp tục tổ chức kiểm tra 70 mỏ đất, đá, cát trên địa bàn tỉnh, đặc biệt quan tâm đến những vị trí mỏ khoáng sản thuộc địa bàn các huyện dọc tuyến quốc lộ 19 như: Đak Đoa, Mang Yang, Đak Pơ, thị xã An Khê và TP. Pleiku. Sau khi kiểm tra, Sở sẽ tổng hợp, xác định các khu vực mỏ phù hợp với phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đảm bảo các điều kiện theo quy định để tham mưu UBND lập kế hoạch tổ chức nhiều đợt đấu giá nhằm đảm bảo nguồn vật liệu thi công dự án trọng điểm trong thời gian tới.

Tại huyện Mang Yang, trên địa bàn huyện còn 1 mỏ đá được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác với trữ lượng 20.000 m3/năm, không đủ đảm bảo nhu cầu cung cấp khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho các dự án. Để đảm bảo nguồn vật liệu, UBND huyện đã cập nhật, bổ sung thêm 2 mỏ đá xây dựng với tổng diện tích là 19,29 ha vào điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất của huyện năm 2025. 

UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với đơn vị tư vấn cập nhật 29 khu vực mỏ khoáng sản vào điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 với tổng diện tích là 178,262 ha. Hiện nay, huyện đã tổng hợp gửi về Sở Nông nghiệp và Môi trường để trình UBND tỉnh xem xét.

Tỉnh Gia Lai triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn cung vật liệu cho dự án cao tốc trên địa bàn (Ảnh minh họa). 

Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 đã được thống nhất, giai đoạn này, tỉnh Gia Lai dành 57.465 tỷ đồng bố trí cho hàng trăm dự án xây dựng hạ tầng. Riêng trong năm 2025, kế hoạch đầu tư công đã được thông qua gần 5.076 tỷ đồng, bố trí đầu tư cho 43 dự án, trong đó, có nhiều dự án trọng điểm như: nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 669 nối quốc lộ 19 (điểm đầu thuộc thị xã An Khê) với đường Trường Sơn Đông (điểm cuối thuộc huyện Kbang); dự án đường liên huyện Mang Yang-Ia Pa (tỉnh lộ 666); dự án đường Nguyễn Văn Linh (đoạn từ đường Trường Chinh đến đường Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku)… 

Theo dự kiến, Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn-Pleiku được chuẩn bị đầu tư trong năm 2025 và hoàn thành, khai thác trong giai đoạn 2026-2030. Mới đây, Ban Quản lý Dự án 2 đã gửi Bộ Xây dựng tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn-Pleiku với tổng mức đầu tư hơn 43.500 tỷ đồng, cao hơn so với con số tính toán sơ bộ ở phương án trình lần đầu tiên. 

Tổng chiều dài toàn tuyến được xác định khoảng 123 km (đoạn qua tỉnh Bình Định hơn 37 km, qua Gia Lai dài hơn 85 km) có tổng mức đầu tư khoảng 38.917 tỷ đồng. Tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nguyên và khu vực Duyên hải Trung bộ. Đây cũng là tuyến kết nối các cửa khẩu quốc tế, khu đô thị và cảng biển lớn. Đồng thời, kết nối với khu vực Nam Lào với Đông Bắc Campuchia và là cửa ngõ ra biển của khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.

Trước đó, để cung cấp đủ nguyên vật liệu phục vụ dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, UBND tỉnh ban hành công văn số 420/UBND-CNXD yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố: đối với khoảng sản làm vật liệu san lấp (khoảng sản nhóm IV) phải rà soát, dự kiến các khu vực mỏ trong phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh, các khu vực mỏ nằm ngoài phương án này để cập nhật vào điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2025.

Từ đó, làm cơ sở cấp giấy phép khai thác khoáng sản thông qua đấu giá, hoặc cấp giấy phép khai thác khoáng sản không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản cho các tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lựa chọn là nhà thầu thi công các dự án quan trọng quốc gia, dự án đầu tư công khẩn cấp; công trình, hạng mục công trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Đối với các khu vực mỏ làm vật liệu xây dựng thông thường (khoáng sản nhóm III), UBND tỉnh yêu cầu rà soát, dự kiến các khu vực mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường; cát xây dựng trong phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh; diện tích các công trình phục vụ cho hoạt động khoáng sản gắn với khu vực khai thác khoáng sản để cập nhật vào điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2025. Từ đó, làm cơ sở đấu giá quyền khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật, kịp thời có nguồn nguyên vật liệu phục vụ thi công các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là dự án cao tốc Quy Nhơn-Pleiku./.

 

 

Trần An 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline