Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 02:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Gia Lai bảo tồn nguồn gen quý cây gỗ trắc

Thứ hai, 23/09/2024 14:09

TMO - Trải qua nhiều năm gìn giữ, giờ đây, những vườn cây gỗ trắc của dân làng A Lao (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã lên đến hàng chục ha. Huyện Mang Yang cũng đang hướng dẫn người dân chăm sóc, xây dựng kế hoạch bảo tồn nguồn gen loài cây quý hiếm này. 

Cây trắc có tên khoa học là Dalbergia cochinchinensis thuộc danh mục nhóm IIA theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP là nhóm thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Giá trị kinh tế của gỗ trắc hiện nay rất cao, là loài cây cho gỗ quý đang trở nên hiếm dần. Đây cũng là một trong những loài thực vật quý hiếm của quốc gia nói riêng và của thế giới nói chung, có ý nghĩa trong bảo tồn nguồn gen, đóng góp vào sự đa dạng sinh học.

A Lao- ngôi làng của bà con người đồng bào dân tộc Ba Na bao năm qua nằm yên bình bên ngọn đồi Tchre. Xưa kia, ngôi làng được bao phủ bởi những cánh rừng trắc cổ thụ, xanh ngắt. Trải qua thời gian, những cây trắc quý đã bị triệt hạ gần hết. Theo già làng A Lao, ngôi làng được bao phủ bởi rừng trắc cổ thụ. Tuy nhiên, người dân làng không biết rằng đây là loài gỗ quý, chỉ xem như bao loài cây rừng khác. Từ bao đời, người làng A Lao sống dựa vào rừng nên thường ngày, họ vẫn vào rừng chặt gỗ trắc mang về làm nhà, dựng hàng rào và sử dụng vào nhiều việc khác. Thậm chí, trắc còn được dùng làm củi vì dân làng thấy gỗ từ loại cây này cháy rất đượm.

Những vườn cây gỗ trắc của dân làng A Lao (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã lên đến hàng chục ha. 

Mãi đến khi có cán bộ kiểm lâm đến tuyên truyền là phải bảo vệ rừng, đặc biệt là cây trắc, thì người dân mới biết. Khi dân làng biết được giá trị của gỗ trắc thì loài cây này gần như đã bị tuyệt chủng ở nơi đây. Khoảng 10 năm trở lại đây, người dân địa phương bắt đầu khôi phục vườn cây trắc. Người dân làng tập trung chăm sóc, bảo vệ, từng bước hình thành quần thể cây trắc xen kẽ trong các rẫy mì, bời lời. 

Cây trắc rất dễ mọc trong tự nhiên, thông thường rễ của cây trắc lớn vươn xa, trồi lên mặt đất rồi từ đó mọc lên cây con. Chính vì dễ sinh trưởng và phát triển nên diện tích cây trắc trong làng A Lao ngày càng được mở rộng những cây gỗ trắc nơi đây chủ yếu mọc tự nhiên, sau đó người dân thấy có giá trị kinh tế cao nên đã đầu tư, chăm sóc.

Phần lớn những cây trắc trong làng A Lao đều có tuổi đời khoảng 8 - 10 năm, cao nhất chừng 15 năm. Gỗ trắc chỉ có giá trị khi cây có lõi và giá bán cũng tùy thuộc vào từng cây. Thông thường, cây trắc có lõi với đường kính trên 10 cm, cao từ 4 - 5m có giá bán khoảng 5 - 6 triệu đồng. Cả làng A Lao có 180 hộ gia đình, nhà nào cũng có cây trắc, ít thì vài chục cây, nhiều thì cả nghìn cây. Cây trắc của các hộ gia đình không nằm tập trung mà rải rác nhiều nơi.

UBND xã Lơ Pang cho biết, cây trắc có khả năng tái sinh, nên diện tích gỗ trắc tại địa phương ngày càng mở rộng. Ban đầu chỉ là hơn 20ha ở làng A Lao, nay đã mở rộng hàng chục ha trải dài khắp 4 làng. Ngoài thời gian sản xuất nông nghiệp, nhiều năm qua, người dân làng A Lao luôn dành phần lớn thời gian để bảo vệ, chăm sóc vườn gỗ trắc của mình. 

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương thường xuyên kêu gọi các nhà đầu tư hỗ trợ nguồn quỹ và hướng dẫn thêm về kỹ thuật chăm sóc, để người dân bảo tồn nguồn gen quý của cây trắc. Hạt Kiểm lâm huyện Mang Yang cho biết, đơn vị tiến hành khảo sát, vẽ sơ đồ để bảo tồn nguồn gen; tổ chức tuyên truyền đến các hộ gia đình trồng cây trắc trên địa bàn cùng ký cam kết bảo vệ. Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm còn cắt cử lực lượng phối hợp cùng chính quyền địa phương, người dân trên địa bàn tăng cường tuần tra, bảo vệ rừng, từ đó đạt được hiệu quả cao. 

Khu vực quần thể trắc tại làng A Lao đã được đầu tư lắp đặt hệ thống camera giám sát chặt chẽ. Ảnh: ND.  

Để bảo tồn nguồn gen quý của cây gỗ trắc, năm 2022, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mang Yang đã hỗ trợ hơn 1.000 cây giống gỗ trắc cho người dân trồng phân tán dọc các tuyến đường, đài tưởng niệm và trường học. Riêng xã Lơ Pang được hỗ trợ khoảng 700 cây, người dân tiếp nhận trồng, chăm sóc trong nương rẫy và các khu vực của làng A Lao. Năm 2023, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tiếp tục hỗ trợ 1.000 cây giống gỗ trắc để người dân trồng.  

Để bảo vệ rừng cây phát triển, huyện Mang Yang thường xuyên chỉ đạo Đảng ủy, UBND xã cùng hệ thống chính trị làng A Lao tuyên truyền, vận động người dân tăng cường quản lý, bảo vệ, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, nhất là quần thể cây gỗ trắc ở khu vực đồi Tchre, làng cũng xây dựng hương ước để bảo vệ gỗ quý. 

Thời gian tới, huyện sẽ kiến nghị các cấp, ngành có thẩm quyền xây dựng dự án bảo tồn, phát triển cây gỗ trắc tại làng A Lao và các làng khác của xã Lơ Pang. Bên cạnh đó, thực hiện đề tài nghiên cứu cấp tỉnh tổ chức điều tra, thu thập cơ sở dữ liệu, đề xuất phương án bảo tồn, kêu gọi sự hỗ trợ về kinh phí, kỹ thuật của các tổ chức, doanh nghiệp nhằm giúp người dân trong làng giữ gìn, bảo tồn và phát triển nguồn gen của cây gỗ trắc. 

 

 

Quang An 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline