Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 12:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

“Game hoá” di tích lịch sử, hướng đi độc đáo trong phát triển du lịch

Thứ sáu, 07/06/2024 14:06

TMO - Đưa các di tích, di sản văn hoá vào các trò chơi, ứng dụng, game trên thiết bị thông minh góp phần mang lại nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách. Đây là hướng đi hoàn toàn mới giúp ngành du lịch nói chung và việc bảo tồn di tích văn hoá lịch sử nói riêng được bền vững khi thời đại công nghệ đang ngày càng bùng nổ. 

Những điểm di tích, văn hóa lịch sử giờ đây không còn trở nên xa lạ với giới trẻ mà đã được game hóa, họ có thể tiếp cận được văn hóa, có những trải nghiệm mới lạ khi tham gia và thăm quan, chiêm ngưỡng. "Game hóa di sản" là quá trình biến đổi những yếu tố của di sản văn hóa thành trò chơi, từ đó mang lại trải nghiệm du lịch và giải trí độc đáo dành cho du khách. Xu hướng này đang ngày càng phổ biến trên toàn cầu và trên thế giới đã xuất hiện nhiều dự án game hóa di sản nổi bật, chứng minh tác động tích cực của xu hướng này đối với du lịch và giáo dục.

Đơn cử như tại làng cổ Đường Lâm (thuộc huyện Sơn Tây, TP.Hà Nội), các du khách tham quan du lịch rất hứng khởi để tham gia trò chơi “game hoá di sản”. 6 đội chơi đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau trên cả nước đã tham gia tour game di sản. Chỉ bằng một thao tác đăng nhập đơn giản, làm theo hướng dẫn trên ứng dụng sáu đội sẽ vượt qua mười thử thách gắn với các điểm di sản nổi tiếng tại làng cổ Đường Lâm. Tại ứng dụng này sẽ giải đáp những câu hỏi của người chơi, qua đó người chơi sẽ tự khám phá ra được những thông tin về khu di tích, hay cách sản xuất những loại kẹo truyền thống tại làng cổ Đường Lâm.

Ứng dụng sẽ vẽ đường đi từng trạm, khi đến đúng điểm, du khách sẽ được ứng dụng giới thiệu thông tin về di sản đó. Đồng thời, du khách sẽ được gửi đến các nhiệm vụ, thử thách. Những thử thách sẽ gắn với các sản phẩm đặc trưng của điểm đến và từ những câu hỏi, người chơi sẽ phải trả lời để tính điểm…

Trước đó, tại Việt Nam, game hóa di sản cũng bắt đầu được hình thành khi gameshow truyền hình "Hà Nội 36 Phố Phường" đã tiên phong trong việc kết hợp giải trí với giáo dục. Chương trình tập trung vào chủ đề 36 phố phường tại Hà Nội, không chỉ thúc đẩy niềm tự hào văn hóa địa phương mà còn tăng cường sự hiểu biết về di sản lịch sử và văn hóa của thủ đô. Đến nay, game hóa di sản đang ngày càng được đẩy mạnh hơn, khi một nhóm bạn trẻ đã sáng tạo ra ứng dụng sử dụng công nghệ di động tạo ra một cách tiếp cận mới mẻ, du khách có thể khám phá các câu chuyện văn hóa và lịch sử địa phương một cách thú vị nhất.

Các em học sinh tham gia tour game di sản tại Làng Cổ Đường Lâm. Ảnh: BQL.

"Game hoá di sản" sẽ giúp du khách được trải nghiệm và được hòa mình vào hoạt động du lịch tại mỗi điểm, đồng thời được trải nghiệm các trò chơi dựa trên văn hóa, di sản của từng điểm đến, mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và ý nghĩa về những nơi họ đến.

Cùng với trò chơi game tại làng cổ Đường Lâm, trò chơi nhập vai "Mật mã từ cổ vật" tại bảo tàng Hùng Vương (TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) cũng được du khách hào hứng trải nghiệm. Du khách sẽ sử dụng ứng dụng game hoá di sản để thực hiện một cuộc phiêu lưu, truy tìm mật mã tại bảo tàng. Trong quá trình này, đội chơi sẽ giải quyết các câu đố liên quan đến các cổ vật và tìm hiểu về vùng đất Tổ truyền thống. Mỗi điểm trạm không chỉ cung cấp thông tin mà còn kể lại những câu chuyện về lịch sử, văn hóa, và những nhân vật nổi tiếng của dân tộc.

Việc áp dụng các trò chơi qua ứng dụng thông minh với các tour du lịch kiểu mới như vậy đã mở ra hướng tiếp cận mới mẻ và hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của cả người dân địa phương và du khách quốc tế. Không chỉ mang đến những trải nghiệm mới mẻ, độc đáo cho du khách, "game hóa di sản" còn góp phần quan trọng trong bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa của Việt Nam. Bằng việc biến di sản văn hóa thành trải nghiệm tương tác, nó không chỉ giúp lưu giữ những kiến thức và giá trị văn hóa trong bối cảnh hiện đại mà còn khiến chúng trở nên sống động và gần gũi hơn với công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. 

Viện Phát triển du lịch châu Á cho rằng, "game hóa di sản" tại Việt Nam không chỉ là một hướng đi mới đầy tiềm năng trong phát triển du lịch mà còn là cơ hội quý báu để tái hiện và quảng bá văn hóa, lịch sử của đất nước một cách sáng tạo và hấp dẫn. Qua việc kết hợp giữa công nghệ hiện đại và di sản văn hóa truyền thống, các dự án "game hóa" đã mở ra một hình thức truyền tải văn hóa mới, thu hút sự quan tâm của du khách và thế hệ trẻ, đồng thời góp phần vào công cuộc bảo tồn và giáo dục văn hóa. Hơn nữa, xu hướng này còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa, mở rộng tầm ảnh hưởng và tạo ra giá trị kinh tế cho đất nước. 

Điểm đặc biệt của "game hoá di sản" còn giúp du khách tìm đến được đúng những địa điểm ẩm thực nổi tiếng bởi vì ở đây có hướng dẫn rõ ràng về địa chỉ mà du khách muốn tìm. Giúp du khách không vào nhầm cửa hàng hay quán xá. Chỉ với một chiếc smartphone người chơi đã có thể tự trải nghiệm và làm hướng dẫn viên cho chính mình. "Game hóa di sản" đã và đang mang lại trải nghiệm du lịch và giải trí độc đáo cho du khách, đây là một hướng đi mới đầy tiềm năng trong phát triển du lịch và là cơ hội để tái hiện, quảng bá văn hóa lịch sử của đất nước một cách sáng tạo và hấp dẫn.  

Với những giá trị tinh túy và đặc sắc hội tụ văn hóa Việt, TP.Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang đón nhận những cơ hội trở thành điểm đến ưa chuộng của du khách trên phạm vi toàn cầu với những giá trị thăng hoa về văn hóa. Cùng với việc bảo tồn, giữ gìn nguyên vẹn những điểm văn hoá, điểm di tích lịch sử đặc biệt, có giá trị thì quá trình ứng dụng công nghệ số để phát triển, thu hút du khách đến thăm quan trải nghiệm cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng để ngành du lịch có những bước tiến đột phá. 

 

 

Bích Vân

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline