Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 07:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

FAO công bố lộ trình chấm dứt nạn đói toàn cầu

Thứ ba, 12/12/2023 07:12

TMO - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã công bố lộ trình toàn cầu hướng đến xóa bỏ nạn đói và tình trạng suy dinh dưỡng, phù hợp với Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu năm 2015.

Tuyên bố với tên gọi “Lộ trình toàn cầu hướng tới Mục tiêu phát triển bền vững số 2 (SDG 2) mà không vượt ngưỡng 1,5 độ C” đặt ra những cột mốc và mục tiêu hành động nhằm chuyển đổi hệ thống lương thực theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu và khống chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 1,5 độ C theo cam kết trong Hiệp định Paris.

Lộ trình kêu gọi thực hiện những thay đổi mang tính chuyển đổi từ nay đến năm 2030 trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu toàn cầu ngày càng gia tăng và thực trạng 600 triệu người đang đối mặt với nạn đói kinh niên. Cụ thể, trong ngắn hạn, lộ trình cam kết đến năm 2030 giảm 25% lượng khí thải methane từ các hệ thống sản xuất thực phẩm nông nghiệp so với mức của năm 2020 và đến năm 2035 đạt được mục tiêu trung hòa carbon.

Mục tiêu dài hạn của lộ trình bao gồm chuyển đổi hệ thống nông nghiệp hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050, có khả năng thu giữ 1,5 tỷ tấn khí thải nhà kính mỗi năm. Tuyên bố cảnh báo việc chuyển đổi hệ thống lương thực và nông nghiệp, vốn rất quan trọng trong giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và mất an ninh lương thực, đang gặp rủi ro do nguồn tài trợ giảm.

Tuyên bố cũng bao gồm những nội dung được đề cập trước đó trong lộ trình được trình bày tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28) diễn ra tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), trong đó đề ra 120 hành động trên 10 lĩnh vực như năng lượng sạch, rác thải thực phẩm, dinh dưỡng, chăn nuôi... nhằm dung hòa hệ thống thực phẩm với khí hậu.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc công bố lộ trình toàn cầu hướng đến xóa bỏ nạn đói và tình trạng suy dinh dưỡng. 

Số liệu của Liên Hợp Quốc tính đến tháng 9/2023 cho biết, số người bị đói trên thế giới hiện nay đang cao hơn tới 745 triệu người so năm 2015. Để đạt được mục tiêu đến năm 2030 chấm dứt hoàn toàn nạn đói, Liên Hợp Quốc cảnh báo thế giới cần nhiều nỗ lực hơn nữa trong phối hợp hành động hỗ trợ các nước nghèo nhất, đặc biệt tại khu vực châu Phi.

Tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu đã gia tăng vào năm 2020, khi đại dịch Covid-19 làm gián đoạn thị trường thực phẩm và tăng tỷ lệ thất nghiệp. Theo báo cáo của FAO, trong năm 2022, gần 30% dân số toàn cầu (tương đương 2,4 tỷ người) bị mất an ninh lương thực ở mức vừa phải hoặc nghiêm trọng, tăng mạnh so mức 1,75 tỷ người của năm 2015.

Ủy ban Kinh tế châu Phi thuộc Liên Hợp Quốc (ECA) cho biết, hiện có tới 546 triệu người châu Phi đang sống trong nghèo đói và 10 quốc gia thuộc châu lục này phải đối mặt tình trạng nghèo khổ đáng báo động. ECA cảnh báo, khoảng 310 triệu người châu Phi đã trải qua tình trạng mất an ninh lương thực và 6 triệu người phải đối mặt nạn đói cùng cực hồi năm 2022. 

Afghanistan, CH Trung Phi, CHDC Congo, Haiti, Somalia, Nam Sudan, Sudan và Yemen là những nước có số người đối mặt tình trạng đói kém và suy dinh dưỡng khẩn cấp cao nhất. Trong số này, Afghanistan là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất, với số người đối mặt đói kém nghiêm trọng tăng từ 2,5 triệu người trong năm 2019 lên 6,6 triệu người trong năm 2022. Yemen là quốc gia phải chịu nạn đói nghiêm trọng thứ hai, với số người bị suy dinh dưỡng tăng từ 3,6 triệu người lên 6 triệu người, tăng 66% trong hai năm qua.

 

 

Lê Mai 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline