Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 02:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Dừng việc đốt nương, xử lý thực bì bằng lửa hết tháng 5/2024

Thứ hai, 22/04/2024 08:04

TMO - Trước nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm, Chi cục Kiểm lâm Điện Biên yêu cầu Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tăng cường công tác quản lý đốt dọn thực bì, quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2024, trong đó chỉ đạo các địa phương, đơn vị dừng việc đốt nương, xử lý thực bì bằng lửa hết tháng 5/2024.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Điện Biên, những ngày tới, trên địa bàn tỉnh tiếp tục xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt, cục bộ, có nơi đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36 - 38 độ C, có nơi trên 39 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, chỉ từ 35 - 40%, thời gian nắng nóng kéo dài từ 11-17 giờ/ngày nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng. Trước dự báo này, Chi cục Kiểm lâm Điện Biên yêu cầu tất cả cá nhân, tổ chức, người dân trên địa bàn dừng việc đốt dọn thực bì đến hết tháng 5/2024 theo chỉ đạo của UBND tỉnh. 

Nhằm tiếp tục chủ động, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống cháy rừng trên địa bàn, UBND tỉnh Điện Biên giao Sở NN&PTNT tăng cường phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, đốt dọn thực bì trên địa bàn tỉnh theo quy định, bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Lực lượng kiểm lâm phải chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng lửa trong rừng, gần rừng của người dân trên địa bàn; hướng dẫn và quản lý chặt chẽ việc đốt dọn nương rẫy, để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ gây cháy rừng. 

Nhiều diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên cảnh báo cháy ở cấp cực kỳ nguy hiểm. 

Trước đó, ngày 5/4/2024, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Công điện 1536/CĐ-UBND về việc tăng cường công tác quản lý đốt dọn thực bì, quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2024, trong đó có nội dung yêu cầu dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì và những hành vi dùng lửa khác có nguy cơ gây cháy rừng (như đốt ong, đun nấu…) trong suốt thời kỳ cao điểm.

Thực hiện chỉ đạo trên, các huyện, xã trong tỉnh đã vào cuộc, theo dõi chặt địa bàn, hạn chế nhiều các điểm cháy so với thời gian trước. Cụ thể, từ ngày 8-12/4 đã giảm 1.318 điểm cháy so với thời điểm từ ngày 1-5/4; tuy nhiên qua theo dõi của lực lượng kiểm lâm thì việc đốt dọn nương rẫy vẫn còn xảy ra ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh, ở các tỉnh lân cận như: Sơn La, Lai Châu và một số tỉnh Bắc Lào, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao, ảnh hưởng đến môi trường và một số hoạt động phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.

Đặc biệt, việc đốt dọn thực bì gây hiện tượng mù khô, làm nhiều chuyến bay không thể cất và hạ cánh ở Cảng Hàng không Điện Biên, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương và du khách về Điện Biên để chuẩn bị cho các hoạt động hướng tới Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.  

Ngoài ra, Sở NN&PTNT cần tiếp tục tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, đốt dọn thực bì, đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm thường xuyên theo dõi dự báo nguy cơ cháy rừng và thông tin cấp dự báo cháy rừng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức lực lượng ứng trực 24/24 giờ khi dự báo cháy rừng ở cấp III trở lên để tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin báo cháy rừng; duy trì hoạt động các số điện thoại đường dây nóng của lực lượng kiểm lâm.

Các địa phương, đơn vị dừng việc đốt nương, xử lý thực bì bằng lửa hết tháng 5/2024. Ảnh: TN. 

Kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh xử lý những tình huống phức tạp về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật trên địa bàn quản lý mà không ngăn chặn, xử lý kịp thời; chỉ đạo các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng tổ chức thực hiện các phương án quản lý rừng bền vững, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đã được phê duyệt.

Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an cấp huyện chủ động phối hợp, hỗ trợ lực lượng kiểm lâm trong điều tra, xác minh, xử lý kịp thời, dứt điểm các hành vi gây cháy rừng, vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ phối hợp với Chi cục Kiểm lâm trong việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; huy động, bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Trung đoàn 82 (Sư đoàn 355) theo dõi, nắm bắt tình hình, chủ động các biện pháp, tình huống liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với lực lượng kiểm lâm huy động, bố trí lực lượng, phương tiện tham gia hỗ trợ chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên, Công ty Cổ phần Cao su Mường Nhé Điện Biên, các Doanh nghiệp có dự án trồng cây mắc ca, trồng rừng trên địa bàn tỉnh chủ động tổ chức thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy đối với các diện tích trồng cây cao su, mắc ca của đơn vị; thường xuyên bố trí lực lượng tuần tra, kiểm tra diện tích trồng cây cao su, mắc ca để kịp thời phát hiện, thông báo ngay cho chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm hoặc các lực lượng chức năng sở tại khi có cháy xảy ra. 

Thời gian tới, người dân tiếp tục sử dụng Bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên để tra cứu, xác định cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn quản lý để chủ động tham mưu, triển khai thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên trang thông tin của Cục Kiểm lâm (www.kiemlam.org.vn) để phát hiện và xử lý kịp thời các vụ cháy khi mới bắt đầu phát sinh. Khi tham gia chữa cháy phải tuân thủ quy trình, hướng dẫn của lực lượng chức năng, chỉ huy chữa cháy để đảm bảo về tính mạng, tài sản, người tham gia… 

 

 

Nguyễn Mai 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline