Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 07:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

Dừng sản xuất dầu và khí đốt vào năm 2034

Thứ tư, 23/03/2022 20:03

TMO – Trong khi các nước nghèo phụ thuộc vào nguồn thu từ nhiên liệu hóa thạch cần thêm thời gian để chấm dứt sản xuất và cần sự hỗ trợ tài chính để đạt được mục tiêu này thì các nước giàu phải chấm dứt sản xuất dầu và khí đốt vào năm 2034.

Để có một quá trình chuyển dịch công bằng vì mục tiêu giữ mức tăng nhiệt ở ngưỡng 1,5°C; Theo một báo cáo mới vừa được công bố về khoa học khí hậu thuộc Đại học Manchester, các quốc gia giàu có phải chấm dứt sản xuất dầu và khí đốt vào năm 2034 để thế giới có thể đi đúng lộ trình vì mục tiêu giữ mức tăng nhiệt ở ngưỡng 1,5°C, và cho các quốc gia nghèo có nguồn thu nhập từ sản xuất nhiên liệu hóa thạch thêm thời gian để thay thế nguồn thu này.

Báo cáo đề xuất thời điểm loại bỏ sản xuất dầu và khí đốt của các quốc gia nhằm phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris, cũng như cam kết về một quá trình chuyển dịch công bằng. Tính toán dựa trên mức độ giàu có, sự phát triển và sự phụ thuộc kinh tế vào nhiên liệu hóa thạch khác nhau của các quốc gia, báo cáo này cho biết các quốc gia nghèo nhất cần thời gian đến năm 2050 để chấm dứt sản xuất nhưng các nước này cũng sẽ cần nguồn hỗ trợ tài chính đáng kể để chuyển đổi nền kinh tế của họ.

Các nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Tyndall, khuyến nghị, tất cả các quốc gia đều cần cắt giảm đáng kể sản lượng dầu khí trong thập kỷ này. Những quốc gia giàu có nhất, sản xuất hơn một phần ba lượng dầu và khí đốt của thế giới, phải cắt giảm sản lượng 74% vào năm 2030; những quốc gia nghèo nhất, chỉ cung cấp một phần chín nhu cầu toàn cầu, cần cắt giảm 14%.

(Ảnh minh họa)

Một số chuyên gia quốc tế cho rằng, ứng phó với tình trạng khẩn cấp về khí hậu đang diễn ra đòi hỏi một sự chuyển dịch nhanh chóng, loại bỏ nền kinh tế phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, nhưng điều này phải được thực hiện một cách công bằng. Có sự khác biệt rất lớn về khả năng chấm dứt sản xuất dầu và khí đốt của các quốc gia, trong khi vẫn phải duy trì nền kinh tế năng động đồng thời mang lại một quá trình chuyển dịch công bằng cho công dân của mình. Chúng tôi đã phát triển một lịch trình loại bỏ dần việc sản xuất dầu và khí đốt - với sự hỗ trợ đầy đủ cho các nước đang phát triển - đáp ứng các cam kết về khí hậu nhiều thách thức của chúng ta và thực hiện điều đó một cách công bằng. 

Báo cáo được ủy quyền bởi Viện Phát triển Bền vững Quốc tế, lưu ý một số quốc gia nghèo hơn phụ thuộc vào nguồn thu từ nhiên liệu hóa thạch sẽ có nguy cơ gặp bất ổn về chính trị nếu loại bỏ thu nhập này quá nhanh. Các quốc gia như Nam Sudan, Congo-Brazzaville và Gabon, mặc dù là các nước sản xuất nhỏ, nhưng doanh thu từ các lĩnh vực khác ngoài sản xuất dầu và khí đốt là rất ít.

Báo cáo cũng nhận định, các quốc gia giàu có là nhà sản xuất lớn, thường vẫn giàu có ngay cả khi nguồn thu từ dầu khí không còn." Doanh thu từ dầu khí đóng góp 8% vào GDP của Hoa Kỳ nhưng nếu không có nó, GDP bình quân đầu người của quốc gia này sẽ vẫn ở mức khoảng 60.000 USD - mức cao thứ hai trên toàn cầu.

Vào tháng 2/2022, một báo cáo đáng chú ý của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cũng đã cảnh báo, việc không hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C sẽ gây ra những tác động tàn phá trên toàn thế giới. Tổng thư ký Liên hợp q uốc Antόnio Guterres đã mô tả nó là “một tập bản đồ về những đau khổ của con người và là một bản cáo trạng đáng nguyền rủa về sự thất bại tronghoạt động lãnh đạo vì mục tiêu khí hậu”. Với mức phát thải hiện tại, mức tăng nhiệt của thế giới sẽ vượt quá ngưỡng 1,5°C sớm nhất vào năm 2030-2035.

Khi các nước ký Thỏa thuận Paris của Liên hợp quốc, họ đồng ý rằng các quốc gia giàu có cần thực hiện các bước đi lớn hơn và nhanh hơn để cắt giảm lượng khí thải trong nền kinh tế của họ, đồng thời cung cấp hỗ trợ tài chính để giúp các nước nghèo hơn dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Nguyên tắc này đã được áp dụng cho sản xuất điện than, với việc Liên hợp quốc kêu gọi các nước giàu có trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngừng sử dụng than vào năm 2030 và phần còn lại của thế giới sẽ ngừng sử dụng vào năm 2040.

Báo cáo xác định mức sản lượng trong tương lai phù hợp với các mục tiêu khí hậu của Thỏa thuận Paris và điều này có ý nghĩa gì đối với 88 quốc gia chịu trách nhiệm về 99,97% nguồn cung cấp dầu và khí đốt. Báo cáo đặt ra các lộ trình loại bỏ dầu khí khả thi cho năm nhóm quốc gia khác nhau dựa trên năng lực của họ nhằm thực hiện một quá trình chuyển đổi, loại bỏ nhanh chóng và đơn giản nhiên liệu hóa thạch.

Các chuyên gia cho biết, thời gian để chúng ta giới hạn mức nóng lên toàn cầu ở ngưỡng 1,5°C còn lại rất ít. Mặc dù lộ trình này cho các quốc gia nghèo hơn nhiều thời gian hơn để loại bỏ dần sản lượng dầu và khí đốt, nhưng họ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do mất thu nhập. Một quá trình chuyển dịch công bằng sẽ đòi hỏi mức hỗ trợ tài chính đáng kể cho các nước sản xuất dầu khí nghèo hơn, để họ có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của mình trong khi chuyển sang các nền kinh tế phát thải ít các-bon, và đối phó với các tác động ngày càng tăng của khí hậu.

Báo cáo cũng đưa ra một kịch bản tham vọng hơn với 67% khả năng đáp ứng mục tiêu giữ mức nhiệt ở 1,5°C. Kịch bản này đòi hỏi các nước giàu nhất phải chấm dứt sản xuất dầu khí vào năm 2031 và vào năm 2042 đối với các nước nghèo nhất.

Trong một kịch bản ít tham vọng hơn, với 50% khả năng đạt mức tăng nhiệt độ 1,7°C - phản ánh đúng mục tiêu “mức tăng nhiệt dưới 2 độ" - các nước giàu nhất sẽ phải giảm một nửa sản lượng dầu và khí đốt vào năm 2035 và chấm dứt sản xuất vào năm 2045. Các nước nghèo nhất sẽ có thời gian cho đến năm 2062 để loại bỏ tất cả các hoạt động sản xuất, nhưng vẫn sẽ không có chỗ cho việc sản xuất thêm dầu và khí đốt.

Cựu Cao ủy châu Âu về Hành động Khí hậu và Bộ trưởng Khí hậu và Năng lượng Đan Mạch Connie Hedegaard cho biết, trong khi phần lớn mọi người đã hiểu rằng cần phải loại bỏ khẩn cấp việc sản xuất than trên toàn cầu, báo cáo này đã minh họa rất rõ ràng nguyên nhân chúng ta cần phải loại bỏ sản xuất dầu và khí đốt. Và nó cho thấy rằng tốc độ và thời gian chấm dứt sản xuất nhiên liệu hóa thạch cần phải diễn ra nhanh chóng. Tình trạng cấp bách này đã được chứng minh một cách đầy bi thảm bởi các sự kiện địa chính trị gần đây, những sự kiện giúp làm sáng tỏ quan điểm rằng tại sao thế giới có nhiều lý do để thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sang năng lượng sạch”.

Phân tích đánh giá năng lực của các quốc gia trong việc tài trợ cho quá trình chuyển đổi công bằng và loại bỏ nền kinh tế phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch dựa trên “GDP bình quân đầu người không tính từ nguồn dầu mỏ” –tức là GDP sau khi đã trừ đi doanh thu từ sản xuất dầu và khí đốt. Cách tiếp cận này thừa nhận rằng doanh thu từ dầu khí đóng vai trò ít quan trọng hơn nhiều đối với nền kinh tế của một số quốc gia - bao gồm một số nước sản xuất lớn - so với những quốc gia khác.

Báo cáo phân phối ngân sách carbon toàn cầu còn lại giữa các quốc gia sản xuất theo mức sản xuất hiện tại và theo mức độ chênh lệch hơn hoặc dưới mức “khả năng tài trợ cho quá trình chuyển đổi chính đáng” trung bình của các quốc gia. Các quốc gia vừa nghèo vừa phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ dầu khí sẽ có thời gian loại bỏ sản xuất lâu hơn so với các quốc gia giàu có hơn với nền kinh tế đa dạng hơn.

 

Lan Hương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline