Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Đông Xoài: Hàng nghìn m2 đất ở phường Tiến Thành bị hủy hoại

Thứ tư, 25/10/2023 14:10

TMO – Hàng nghìn m2 đất bị đào xúc đưa lên xe vận chuyển đi nơi khác khiến thửa đất bị đào sâu, biến thành “ao”. Dù được đề nghị xử lý vi phạm nhưng sau gần 4 tháng, đến nay hoạt động đào xúc vẫn tiếp diễn.

Thời gian qua, cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước đã triển khai nhiều giải pháp tăng cường quản lý về việc sử dụng tài nguyên đất đai trên địa bàn nhằm đảm bảo đúng quy định pháp luật để phát huy hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai vẫn còn bất cập khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi về công tác quản lý đối với chính quyền địa phương.

Theo tìm hiểu của Phóng viên (PV) Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường khai thác, thửa đất 82 tờ 17 trên địa bàn phường Tiến Thành, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước diện tích do ông Hồ Minh Trình đứng tên hiện đang bị khai thác làm vật liệu san lấp. Được biết thửa đất trên thuộc nhóm đất đồi trồng cây lâu năm, không nằm trong quy hoạch của dự án nào.

Thửa đất rộng hàng nghìn m2 bị đào xúc tạo thành hố sâu.

Tiếp cận khu vực khai thác đất, địa hình bị đào vét thành hố to, biến dạng thành hình lòng chảo. Hàng nghìn m2 đất bị múc sâu khoảng 3 – 4m, đất được khai thác và vận chuyển bằng xe tải có trọng tải lớn thay phiên nhau ra vào bãi đất. Đất sau khi khai thác được vận chuyển đến tập kết tại tờ số 8, thửa 926 thuộc huyện Chơn Thành, cách địa điểm khai thác khoảng 40km. Lượng đất được khai thác và tập kết ở đây được sử dụng vào mục đích kinh doanh, làm vật liệu san lấp cho các dự án trong và ngoài khu vực.

Phương tiện máy móc chuyên dụng phục vụ khai thác đất.

Theo tìm hiểu, thửa đất như đã nói trên của ông Hồ Minh Trình (thường trú tại khu phố Bưng Trang, phường Tiến Thành, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước). Được biết, trước đó ngày 19/7/2023 UBND Phường Tiến Thành đã có tờ trình kiến nghị UBND TP. Đông Xoài ban hành quyết định xử phạt về hành vi vi phạm sử dụng đất đối với  ông Hồ Minh Trình. Cụ thể theo tờ trình số 66/TTr-UBND ngày 19/7/2023 của UBND phường Tiến Thành, ông Hồ Minh Trình đã có hành vi vi phạm hủy hoại đất (thay đổi độ dốc bề mặt đất, làm biến dạng địa hình đất với diện tích gần 4.900m2). Với mức vi phạm này, UBND phường Tiến Thành đề nghị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 20 triệu đồng và buộc phải khôi phục hiện trạng ban đầu.

Điều dư luận thắc mắc, tờ trình đề xuất xử lý vi phạm được ban hành từ ngày 19/7/2023 nhưng đến nay (sau gần 4 tháng), hoạt động đào xúc tại thừa đất nêu trên vẫn diễn ra bình thường? Để tìm hiểu rõ hơn, PV đã nhiều lần liên hệ với UBND phường Tiến Thành nhưng đều bị từ chối.

Theo tờ trình số 66/TTr-UBND ngày 19/7/2023 của UBND phường Tiến Thành, ông Hồ Minh Trình đã có hành vi vi phạm hủy hoại đất (thay đổi độ dốc bề mặt đất, làm biến dạng địa hình đất với diện tích gần 4.900m2.

Hành vi hủy hoại đất được xác định và xử lý thế nào?

Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định: Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp (Thay đổi độ dốc bề mặt đất; Hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; San lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề, trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được UBND cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận...

Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp (Làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; Làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; Gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp; Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người; Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi nêu trên mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất; Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi trên mà phải đầu tư cải tạo đất mới có thể sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Về mức phạt cho hành vi hủy hoại đất, Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định, trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền từ 2.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng (tùy diện tích đất bị hủy hoại). Trường hợp nếu gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ngoài ra còn áp dụng thêm một số biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trong trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành bị Nhà nước thu hồi đất.

Tiếp tục thông tin!

 

Cao Nguyễn

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline