Hotline: 0941068156

Thứ hai, 25/11/2024 07:11

Tin nóng

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Thứ hai, 25/11/2024

Đồng Tháp quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản

Thứ tư, 10/07/2024 14:07

TMO - Tại kỳ họp thứ tám, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp khóa X đã thông qua nhiều nghị quyết quan trong, trong đó có phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản và quy định cụ thể 11 khu vực cấm khai thác cát.  

Nghị quyết phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trong quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Đối với cát sông, nghị quyết quy định 11 khu vực cấm khai thác cát gồm 8 vị trí sông Tiền và 3 vị trí trên sông Hậu. Tổng sản lượng cho kỳ quy hoạch 2021-2030 trên 73,4 triệu m3. Công suất khai thác giai đoạn 2021-2025 tối đa 13,55 triệu m3/năm; giai đoạn 2026-2030 giảm xuống còn 8 triệu m3/năm. Cao trình khai thác sâu 17m, cách bờ sông điểm gần nhất 200m.

Đối với đất sét gồm 26 thân sét (từ S1 đến S26), tổng trữ lượng dự báo khoảng 299,53 triệu m3. Cao trình khai thác tối đa sâu 3m. Trữ lượng có thể khai thác tối đa giai đoạn 2021-2025 là 0,7 triệu m3; giai đoạn 2026-2030 tăng lên mức 0,9 triệu m3. Đối với than bùn gồm 3 thân khoáng than bùn được chia làm 5 khối tài nguyên, với tổng trữ lượng là 0,60 triệu m3. Trữ lượng than bùn có thể đưa vào thăm dò khai thác khoảng 0,48 triệu m3 sau năm 2030. 

Đối với đất san lấp có 39 vị trí đưa vào khai thác, với diện tích khoảng 200ha. Tổng nhu cầu khai thác đất khoảng 6,80 triệu m3. Trong đó dự kiến khai thác giai đoạn 2021-2025 khoảng 1,27 triệu m3; giai đoạn 2026-2030 khoảng 3,05 triệu m3; sau năm 2030 đến 2050 dự kiến sản lượng 2,48 triệu m3. Ngoài ra, còn đất san lấp thu hồi từ dự án hồ thủy lợi đa mục tiêu tổng diện tích 1.552ha. Riêng khoáng sản thu hồi từ 4 dự án nạo vét tại các vị trí: cồn Long Tả, bãi bồi cồn Long Khánh, bãi bồi cồn Đông Giang, bãi bồi cồn Linh sẽ có phương án đề xuất cụ thể từ Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Tháp.

Tỉnh Đồng Tháp quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác trên sông Tiền, sông Hậu. 

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, thời gian qua, UBND tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Địa phương này đã chú trọng xây dựng, ban hành văn bản quản lý, phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, quy chế phối hợp quản lý khoáng sản ở khu vực giáp ranh địa giới hành chính giữa các tỉnh; đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. 

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: việc phối hợp giữa các ngành và địa phương chưa được thường xuyên, công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác ở một số địa phương chưa thật chặt chẽ; tình hình khai thác khoáng sản trái phép, không phép và tập kết, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp vẫn còn xảy ra; khai thác cát vượt độ sâu cho phép... 

Để chấn chỉnh tình trạng trên, UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu các sở ngành, địa phương thực hiện nghiêm các quy định trong hoạt động khoáng sản; các văn bản chỉ đạo cấp thẩm quyền về quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu trong ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép, không phép trên địa bàn (đặc biệt là cát, sỏi lòng sông, đất san lấp). Nếu trên địa bàn, lĩnh vực nào để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, không có giải pháp ngăn chặn, xử lý dứt điểm, hoặc có cán bộ, công chức dưới quyền tiêu cực, tham nhũng phải tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu.

UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu các sở ngành, địa phương thực hiện nghiêm các quy định trong hoạt động khoáng sản. 

Ngoài ra, tăng cường công tác thanh kiểm tra, để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản đối với các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác, như: Không lắp camera giám sát, định vị tại phương tiện khai thác; không đăng ký tên, loại phương tiện, thiết bị được sử dụng để khai thác, vận chuyển cát, sỏi; không báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng vẫn khai thác, sử dụng khoáng sản đi kèm; gian lận...

Chủ đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh quản lý chặt chẽ việc nghiệm thu, thanh toán, quyết toán các công trình. Trong đó, xem xét nguồn gốc hợp pháp của vật liệu xây dựng đã sử dụng; kiên quyết không nghiệm thu, thanh quyết toán công trình đối với trường hợp sử dụng vật liệu xây dựng không có nguồn gốc hợp pháp, không có hóa đơn, chứng từ theo quy định.

Đặc biệt, nghiêm cấm lợi dụng việc nạo vét, khơi thông dòng chảy, việc san gạt, cải tạo mặt bằng để khai thác khoáng sản trái phép; các trường hợp khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường, gây sạt lở bờ sông nghiêm trọng. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm chính trước UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng vi phạm nêu trên tại địa phương. Sở TN&MT phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, về khai thác cát sông; thường xuyên kiểm tra, đo đạc địa hình đáy sông của các khu vực mỏ, dự án nạo vét lòng sông.../.

 

 

Vũ Minh

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline