Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 19:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Đồng Tháp: Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Thứ ba, 12/03/2024 14:03

TMO - Tỉnh Đồng Tháp xác định, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho người dân, tạo điều kiện cho người dân tận dụng tối đa lợi thế về đất đai, thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất.    

Để chủ động ứng phó với diễn biến bất thường của tình hình thời tiết, tỉnh Đồng Tháp xác định việc thay đổi cơ cấu cây trồng, bố trí lại mùa vụ thích hợp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp cho người dân, qua đó từng bước giúp người dân chuyển đổi cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện sản xuất của từng vùng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đối với một số vùng sản xuất lúa kém hiệu quả, thường xuyên gặp rủi ro, không chủ động nước tưới, năng suất thấp được chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. 

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, thời gian qua, cơ quan chuyên môn các địa phương hướng dẫn tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đúng quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, thực hiện thủ tục xin chuyển đổi đúng theo quy định. Ngoài ra, UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lồng ghép vào kế hoạch sản xuất cây trồng năm 2023 và kế hoạch sản xuất từng vụ. Qua đó để triển khai, hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo hướng giảm diện tích canh tác lúa ở những khu vực có nguy cơ thiếu nước, sản xuất lúa kém hiệu quả, nhất là trong vụ hè thu.  

Chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mít ở huyện Tháp Mười. 

Năm 2023, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của toàn tỉnh là 11.500ha, đạt 182,5% so với kế hoạch. Trong đó, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm là gần 7.500ha (đạt 193,5% so với kế hoạch). Cây trồng chuyển đổi chủ yếu là bắp, mè, ớt, khoai lang, khoai môn, kiệu, sen, rau đậu các loại.  Đối với diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang canh tác cây lâu năm là gần 2.000ha (đạt 165,6% so với kế hoạch) với các loại cây chủ yếu là xoài, cam, quýt, mít, sầu riêng, chanh. Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản là 54ha (đạt 145,1% so với kế hoạch), chủ yếu thực hiện luân canh các mô hình lúa - tôm, lúa - cá.

Từ năm 2011 đến nay, toàn huyện Châu Thành chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa được 6.437ha. Các mô hình chuyển đổi đều mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc chuyển đổi từ các mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa từ 5-8 lần. Đáng chú ý là việc chuyển đổi sản xuất sầu riêng an toàn theo hướng VietGAP mang lại thu nhập bình quân khoảng 700 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 20 lần so với trồng lúa trên cùng diện tích canh tác. Mô hình sản xuất bưởi theo hướng hữu cơ cũng cho thu nhập bình quân khoảng 320 triệu đồng/ha/năm; sản xuất nhãn mang lại thu nhập bình quân khoảng 500 triệu đồng/ha/năm.

Bên cạnh đó, còn có một số mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao được nhân rộng trên địa bàn huyện như: mô hình chuyển đổi vườn tạp (quy mô 40ha); trồng rau thủy canh trong nhà lưới (quy mô 0,3ha); sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP, gắn chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc (quy mô 126,19ha); mô hình cấy và bón phân thông minh cho lúa (quy mô 12ha); trồng khoai lang theo tiêu chuẩn VietGAP (quy mô 100ha); trồng bưởi hữu cơ (quy mô 10ha); sản xuất cá tra giống chất lượng cao theo chuỗi 3 cấp (quy mô 50ha)....

Đặc biệt, nhãn hiệu chứng nhận “Nhãn Châu Thành - Đồng Tháp”, “Khoai lang Châu Thành - Đồng Tháp” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận, góp phần nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh trong liên kết sản xuất và tiêu thụ. Thời gian qua, huyện thực hiện được 6 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ổn định các sản phẩm cá tra, lúa gạo, nhãn, sầu riêng, khoai lang, xoài, với tổng diện tích liên kết 931ha, sản lượng liên liên kết đạt khoảng 42.616 tấn, giá trị tăng thêm từ việc thực hiện các chuỗi liên kết từ 12 triệu - 15 triệu đồng/ha (cao hơn 15 triệu đồng/ha so với diện tích bên ngoài).

Theo báo cáo của UBND huyện Lai Vung, năm 2023 toàn huyện có 484,4ha đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. Cụ thể chuyển đổi 224 ha từ trồng lúa sang các cây trồng hằng năm như hoa kiểng, các loại rau màu, sen, ớt,..; 130,4ha từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm như sầu riêng, nhãn, mít,… hiệu quả kinh tế tăng gấp 2-4 lần. Dự kiến trong năm 2024, huyện Lai Vung sẽ tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng 283,5 ha trên đất trồng lúa.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả góp phần hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng trên địa bàn tỉnh. 

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm chỉ đạo trong công tác quản lý chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quan tâm trong đầu tư phát triển sản xuất, công tác khuyến nông, dự báo sâu bệnh được tuyên truyền thường xuyên, mang lại hiệu quả. Chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện cho người dân có nhu cầu chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm ở những vùng gò cao, diện tích phù hợp với điều kiện sản xuất và quy hoạch của địa phương.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa các ban, ngành, địa phương vận động nhân rộng đạt được những kết quả khả quan trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng các loại cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản gia tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác, tạo việc làm ổn định cho lao động nhàn rỗi tại địa phương, giúp tăng thu nhập cho người dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội. 

Năm 2024, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của toàn tỉnh là trên 10.000ha. Trong đó, diện tích trồng cây hàng năm là gần 7.000ha, trồng cây lâu năm 3.000ha, chuyển sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản là 13ha. qua thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu ngay trên chính đất của mình. Đây cũng là chủ trương nhằm tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực để khai thác những tiềm năng, lợi thế về đất đai và lao động của địa phương.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu. Cùng với đó, hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi. Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương. Đồng thời góp phần tiết kiệm nước tưới, cải tạo đất, cắt đứt dòng đời sâu bệnh trên lúa. Tỉnh khuyến khích nông dân chuyển đổi những diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác hiệu quả hơn. Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xoá bỏ việc độc canh cây lúa góp phần quan trọng trong đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. 

 

 

Lê Minh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline