Hotline: 0941068156
Thứ tư, 02/04/2025 06:04
Thứ hai, 31/03/2025 06:03
TMO - Trước tình trạng nguồn nước đang bị ô nhiễm đã đặt ra nhiều thách thức cho việc đảm bảo an ninh nguồn nước. Do đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành các giải pháp, kế hoạch nhằm cải tạo hệ thống thuỷ lợi; đồng thời triển khai luật Tài nguyên nước hiệu quả, hướng tới bảo vệ nguồn nước bền vững.
Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai được UBND tỉnh công bố cho thấy, chất lượng nguồn nước mặt (sông, suối, hồ) trên địa bàn tỉnh đang thay đổi theo hướng tích cực, đặc biệt tại các lưu vực sông lớn như: Đồng Nai, La Ngà, Thị Vải. Đây là tín hiệu tốt sau nhiều nỗ lực của tỉnh trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.
Đồng Nai có trữ lượng nước lớn, khoảng 26 tỷ m3. Đó là nguồn nước từ hệ thống sông ngòi, các công trình thủy lợi. Trong đó, lớn nhất là nguồn nước mặt từ hệ thống sông Đồng Nai.
Hiện tại, đang được các đơn vị khai thác nước thô, xử lý và cung cấp nước sạch cho phần lớn đô thị, khu công nghiệp và một số vùng nông thôn của tỉnh. Ngoài ra, một số công ty cấp nước sạch cho TP.HCM cũng đặt nhà máy khai thác nước sông trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, nhằm bảo vệ nguồn nước mặt, UBND tỉnh Đồng Nai đã và đang xây dựng Kế hoạch bảo vệ và mở rộng nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sạch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Kế hoạch này bao gồm các phương án, nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo nguồn nước cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn Đồng Nai, nguồn nước mặt lớn nhất bất nguồn từ sông Đồng Nai.
Hiện tại đơn vị cấp nước nước Đồng Nai và các công ty trực thuộc, liên kết đang khai thác nước thô, xử lý và cung cấp nước sạch cho phần lớn đô thị, khu công nghiệp và một số vùng nông thôn của tỉnh. Ngoài ra, một số công ty cấp nước sạch cho TP.HCM cũng đặt nhà máy khai thác nước sông trên địa bàn tỉnh. Nguồn nước mặt lớn thứ 2 là hệ thống từ 18 công trình hồ, đập. Hiện Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai khai thác nước thô cung cấp cho các đơn vị xử lý nước sạch, một số doanh nghiệp được cấp phép khai thác trực tiếp để cung ứng nước sạch cho khu vực nông thôn, một phần cho công nghiệp và đô thị.
Ngoài ra, nguồn nước từ hồ thủy điện Trị An hiện có Công ty CP Cấp nước Gia Tân khai thác, cấp nước cho đô thị, khu công nghiệp và vùng nông thôn tại các huyện: Thống Nhất, Định Quán, Cẩm Mỹ và TP.Long Khánh. Những năm gần đây nhơ đẩy mạnh đầu tư hệ thống mạng lưới quan trắc và nhiều công trình phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi trường nên chất lượng nước của Đồng Nai dần được cải thiện qua các năm.
Sông Đồng Nai có vai trò quan trọng trong việc cấp nước cho địa bàn tỉnh. (Ảnh: BĐN).
Để tăng cường các hoạt động bảo vệ an ninh nguồn nước, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 100/KH-UBND triển khai thực hiện các quy định pháp luật về tài nguyên nước liên quan đến lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Kế hoạch này nhằm bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa UBND các huyện, TP. Long Khánh, TP. Biên Hòa và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trọng việc triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2023 đối với lĩnh vực thủy lợi; bảo đảm thực hiện Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật này đối với lĩnh vực thủy lợi được thống nhất, đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh;
Đồng thời kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo tiến độ, hiệu quả việc triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước. Kế hoạch nêu rõ, Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1767/QĐ-UBND ngày 12/6/2024 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ quy định của Luật Tài nguyên nước 2023, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, TP. Long Khánh và TP. Biên Hòa, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai, Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai triển khai thực hiện các nhiệm vụ có trong Kế hoạch này năm 2025 và các năm tiếp theo.
Trong đó, Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, đôn đốc các địa phương, đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi và các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước trong hệ thống công trình thủy lợi thực hiện việc đăng ký hoặc cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước và Nghị định số 54/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Nai chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, tham mưu UBND tỉnh ban hành đơn giá nước thô lấy từ các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh bán cho các tổ chức, cá nhân để phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc cung cấp nước sạch...;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1767/QĐ-UBND ngày 12/6/2024 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Nai chủ trì, phối hợp hướng dẫn các địa phương, đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung quy định pháp luật về tài nguyên nước liên quan đến lĩnh vực thủy lợi;
Tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước; phối hợp với Sở Công Thương và các địa phương thống nhất kế hoạch vận hành linh hoạt, điều tiết nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để chủ động. phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
Nhờ kịch bản nguồn nước phù hợp, người dân Đồng Nai được sử dụng nước sạch và hạn chế tình trạng thiếu nước mùa khô. (Ảnh: NK).
Căn cứ kịch bản nguồn nước, các yêu cầu quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, UBND các huyện, TP Long Khánh và TP. Biên Hòa, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai, Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước từ các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt nông thôn theo quy định tại khoản 6 Điều 35 Luật Tài nguyên nước năm 2023 và Điều 43 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP của Chính phủ;
Thực hiện điều hòa, phân phối tài nguyên nước trong hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn khi xảy ra hạn hán, thiếu nước theo quy định pháp luật về thủy lợi theo quy định tại Điều 36 Luật Tài nguyên nước.
Đồng thời, thực hiện việc đăng ký hoặc cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước trong hệ thống công trình thủy lợi theo quy định của Luật Tài nguyên nước và Nghị định số 54/2024/NĐ-CP của Chính phủ; xây dựng kế hoạch, đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc, giám sát tài nguyên nước và kết nối, truyền số liệu, thực hiện việc quan trắc tự động, liên tục để giám sát trực tuyến các thông số theo quy định của Nghị định số 53/2024/NĐ-CP của Chính phủ;
Tiến hành rà soát, xây dựng hoặc điều chỉnh quy trình vận hành của các hồ chứa, công trình, hệ thống công trình phù hợp với tình hình thực tế, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở để triển khai thực hiện theo đúng quy định.
Đồng Nai có nguồn nước mặt dồi dào với gần 250 sông, suối và hơn 120 công trình thủy lợi (hồ, đập, trạm bơm, kênh ngăn mặn). Trong đó có lưu vực sông Đồng Nai là một trong 3 lưu vực sông lớn của cả nước. Việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguồn nước mặt có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của tỉnh, cũng như các tỉnh lân cận cả vùng hạ du thuộc lưu vực sông Đồng Nai trong hiện tại và những giai đoạn tiếp theo.
Phan Hường
Bình luận