Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 29/09/2024 08:09

Tin nóng

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 29/09/2024

Đồng Nai nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái

Thứ sáu, 27/09/2024 07:09

TMO - Với diện tích rừng hiện có, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các chủ rừng, các đơn vị, địa phương nâng cao chất lượng rừng phải phù hợp với điều kiện sinh thái và chức năng của từng loại rừng.  

Hiện nay, Đồng Nai là tỉnh có diện tích đất rừng lớn nhất Đông Nam Bộ, với hơn 181,6 ngàn hécta. Nhiều năm qua, Đồng Nai là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về bảo vệ, phát triển rừng. Theo UBND tỉnh, rừng của Đồng Nai tập trung ở 5 huyện gồm: Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Nhơn Trạch. Trong đó, có gần 100 ngàn hécta rừng đặc dụng, hơn 34,9 ngàn hécta rừng phòng hộ và diện tích còn lại là rừng trồng.

Từ năm 1997, Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 631/QĐ-UBT về đóng cửa tất cả các loại rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh. Đồng Nai là địa phương ban hành quyết định đóng cửa rừng tự nhiên sớm nhất trên cả nước, nhằm phục hồi, bảo vệ, phát triển rừng tự nhiên và giữ đa dạng sinh học. Theo đó, hơn 124,3 ngàn hécta rừng tự nhiên của tỉnh luôn được bảo vệ khá tốt, không để xảy ra tình trạng cháy rừng, phá rừng với diện tích lớn.

Thời gian qua, tỉnh quy hoạch, mời gọi đầu tư, phát triển kinh tế rừng thông qua việc cho thuê môi trường rừng để phát triển các dự án du lịch sinh thái rừng. Bên cạnh đó, tỉnh tiến hành thu phí của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất thủy điện, cung ứng nước sạch, doanh nghiệp gây phát thải khi nhà kinh lớn… theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Đồng Nai, năm 2023, nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng của tỉnh được hơn 49 tỷ đồng. Số tiền trên được chi trả cho các đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ trồng cây phân tán theo đề án trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ. Hiện diện tích rừng đủ điều kiện được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng tại Đồng Nai là gần 149,6 ngàn hécta. Trong đó gồm có rừng do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý. Bình quân mỗi hécta rừng ở Đồng Nai được chi trả số tiền dịch vụ môi trường rừng gần 300 ngàn đồng.

Ngoài ra, trong những năm qua, Đồng Nai có nhiều giải pháp phát triển kinh tế rừng, tăng thêm nguồn thu cho các chủ rừng để đầu tư bảo vệ, phát triển rừng tốt hơn. Trong đó, có mô hình trồng cây công nghiệp, cây dược liệu dưới tán rừng, khai thác du lịch sinh thái rừng… Tuy nhiên, các mô hình trên chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao vì còn vướng về cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến quy hoạch, đất đai, xây dựng.

Thời gian tới, Đồng Nai nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng chống thiên tai trên địa bàn. 

Thực hiện đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng chống thiên tai đến năm 2030 trên địa bàn, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các chủ rừng, các đơn vị, địa phương nâng cao chất lượng rừng phải phù hợp với điều kiện sinh thái và chức năng của từng loại rừng; tập trung nâng cao chất lượng đối với diện tích rừng tại các vùng bị suy thoái về đa dạng sinh học và có nguy cơ xảy ra thiên tai. Thực hiện đồng bộ việc quản lý, bảo vệ rừng và thực hiện các biện pháp lâm sinh để nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng để bảo tồn đa dạng sinh học và tăng khả năng phòng hộ của rừng.

Việc áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng rừng không làm suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm chức năng của rừng; tuân thủ các quy định pháp luật về lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học; sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, hỗ trợ đầu tư, lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công và các chương trình, dự án, đề án khác theo từng giai đoạn.

Tỉnh Đồng Nai hướng tới mục tiêu đến hết năm 2030, toàn bộ diện tích 57.984 ha rừng tự nhiên bao gồm các loại rừng nghèo, nghèo kiệt và chưa có trữ lượng trên địa bàn toàn tỉnh được nâng cao chất lượng thông qua việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp; thực hiện quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng, tăng cường tuần tra bảo vệ đáp ứng được yêu cầu về bảo tồn hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và phòng chống thiên tai.

Đối tượng thực hiện gồm các chủ rừng: Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, Ban Quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, Ban Quản lý rùng phòng hộ Long Thành. Tổng diện tích rừng tự nhiên là rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng trên địa bàn tỉnh dự kiến thực hiện nâng cao chất lượng là 57.984 ha. Trong đó diện tích rừng đặc dụng 41.267 ha; rừng phòng hộ 10.025 ha; rừng sản xuất là rừng tự nhiên 6.691 ha. Thời gian thực hiện, từ năm 2024 đến hết năm 2030.

Đối với giải pháp thực hiện, UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị các đơn vị, địa phương nghiên cứu, đề xuất bổ sung các cơ chế, chính sách mới, nhằm triển khai, thực hiện nâng cao chất lượng rừng, trong đó cần lồng ghép với các cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai đối với các khu vực nguy cơ thiên tai xảy ra. Phát triển các dịch vụ hệ sinh thái của rừng, như dịch vụ hấp thụ, lưu trữ carbon của rừng để phát huy da giá trị của hệ sinh thái rừng, tạo thu nhập cho người làm nghề rừng; lồng ghép, thực hiện kế hoạch này có hiệu quả với các chương trình, đề án, dự án khác và kết hợp với nguồn xã hội hóa đáp ứng thực hiện các nhiệm vụ để nâng cao chất lượng rừng.

Việc nâng cao chất lượng rừng giữ vai trò quan trọng trong bảo tồn hệ sinh thái phong phú trên địa bàn tỉnh. 

Đồng Nai là tỉnh có đa dạng sinh học (ĐDSH) phong phú bậc nhất vùng Đông Nam Bộ, trong đó có 9 khu vực được xác định có nguồn gen phong phú về số lượng, thành phần các loại động - thực vật, đặc biệt là động vật quý, hiếm có tên trong Sách đỏ của Việt Nam và thế giới.

Nổi bật nhất là Vườn quốc gia Cát Tiên. Đây là khu bảo tồn cấp quốc gia có tổng diện tích hơn 71 nghfn ha, trong đó diện tích thuộc địa phận Đồng Nai là gần 40 nghìn ha. Hiện Vườn quốc gia Cát Tiên có khoảng 27 loài động vật là đối tượng ưu tiên bảo tồn, cùng hơn 1,7 nghìn loài động vật hoang dã (thú, chim, bò sát, cá, côn trùng…) 

Tiếp đó là Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai có diện tích tự nhiên hơn 100 nghìn ha. Đây là một trong những khu rừng đặc dụng có hệ sinh thái rừng đặc trưng nhất vùng Đông Nam Bộ và là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm Qua thống kê của cơ quan chức năng, khu vực có hơn 1,5 nghìn loài thực vật, trong đó 147 loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm; hơn 2,2 nghìn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm.

Kế đến là Rừng phòng hộ Tân Phú với tổng diện tích gần 13,6 ngàn ha. Qua các tài liệu thu thập được, cơ quan chức năng ghi nhận khu vực có khoảng 200 loài cây gỗ, trong đó có ít nhất 10 loài có tên trong Sách đỏ của thế giới và Việt Nam. Về động vật, ghi nhận bước đầu khoảng 500 loài, trong đó gần 300 loài động vật và khoảng 200 loài côn trùng. Rừng phòng hộ Xuân Lộc cũng được xác định là khu vực có ĐDSH cao. Thống kê chưa đầy đủ, khu vực có hơn 430 loài thực vật, trong đó 11 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và 10 loài có tên trong Sách đỏ thế giới. Có 73 loài động vật, trong đó 9 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và 3 loài có tên trong Sách đỏ thế giới. 

Các khu vực có ĐDSH trên địa bàn tỉnh là: núi Chứa Chan với diện tích hơn 2 nghìn ha có hơn 240 loài thực vật và gần 130 loài động vật; rừng phòng hộ Long Thành diện tích gần 8 nghìn ha với hơn 110 loài thực vật và 130 loài chim, thú, thủy sản; rừng thuộc địa phận Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà diện tích hơn 27 nghìn ha, có gần 580 loài thực và 230 loài động vật; các hệ sinh thái thủy vực sông Đồng Nai và hồ Trị An, kết quả khảo sát ghi nhận hơn 160 loài cá, 20 loài tôm, cua và khu vực cuối cùng là sông Thị Vải và các lưu vực....  

Trong quy hoạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh xác định sẽ giữ nguyên hiện trạng các hệ sinh thái đã đưa vào bảo tồn tại Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, rừng phòng hộ 600, rừng phòng hộ Tân Phú và rừng phòng hộ Nhơn Trạch - Long Thành. Quy hoạch bổ sung thêm việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên không thuộc hệ sinh thái rừng gồm: hệ sinh thái trảng cỏ, cây bụi, hệ sinh thái thủy vực tại các hồ và hành lang sông, suối nhằm bảo vệ các hệ sinh thái này trước áp lực phát triển kinh tế - xã hội.

 

Hoàng Lâm 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline