Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 05:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Đôi chân trần mang những ước mơ

Chủ nhật, 21/11/2021 19:11

Hình ảnh em Lúa luôn in đậm trong kí ức về quãng đường đầy nhiệt huyết. Qua đó, tôi tự rút ra cho mình được kinh nghiệm quý báu trong công tác chủ nhiệm đó là phải biết tìm hiểu kĩ hoàn cảnh, đặc điểm của học sinh dù chỉ là một chi tiết nhỏ, và phải lưu tâm để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ kịp thời nhưng cũng phải phù hợp.

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, những người đang làm nhiệm vụ trồng người, không nhiều thì ít cũng đã có những kỉ niệm đáng nhớ trong hành trình chèo lái con đò tri thức. Bản thân tôi cũng vậy, dù chưa tròn 10 năm công tác nhưng cũng đã có nhiều khoảnh khắc không thể nào quên về những mầm non hồn nhiên kia. Và kỉ niệm ấn tượng nhất của riêng bản thân tôi đó chính là hình ảnh về cậu học trò nhỏ với đôi chân trần mà tôi đặt tên cho kỉ niệm ấy “Đôi chân trần mang những ước mơ.”

Cách đây hai năm, sau khi chuyển về từ một ngôi trường vùng cao, tôi về lại ngôi trường làng ngày xưa đã nâng bước chân tôi - Trường Tiểu học Phú Thủy, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2C. 

Ngày đầu nhận lớp, khi tôi đang làm quen với học  sinh thì ở cửa lớp, có một cậu bé nhỏ thó, gầy gò, ốm yếu, hai bàn chân lấm lem không giày dép. Em thỏ thẻ.

“Thưa cô cho em vào lớp”.

Tôi gật đầu và hỏi em “Em tên gì?”.

Em ấp úng “Dạ, Lúa”.

Cả lớp cười ồ lên. Tôi nhắc em lần sau nhớ đi học đúng giờ. Suốt buổi hôm đó, tôi cứ băn khoăn về em. Cái tên đặc biệt và hình dáng cũng đặc biệt ấy khiến tôi chú ý đến em hơn trong buổi học. Em có vẻ tiếp thu chậm hơn so với các bạn.

Chiều hôm ấy, tôi tan trường muộn nhất, tôi đến rửa tay ở vòi nước gần hố rác. Tôi giật mình và tôi không tin vào mắt mình nữa. Là Lúa, em say sưa tìm trong đống rác những tờ giấy vụn rồi thoăn thoắt bỏ vào cặp, em mừng rơn khi nhìn thấy vỏ lon nước ngọt. Vẫn dáng vẻ nhỏ bé ấy, nhưng rất lanh lợi khác với dáng vẻ ngơ ngác trước cái chữ hay con số khi ở lớp. 

Nhìn xuống bàn chân lại không có dép, tôi thấy máu đang rướm ra ở một ngón chân, vậy mà em không hề khóc rên một chút nào. Có lẽ, vết thương kia chẳng đáng gì so với sức chịu đựng của em. 

Tôi vội chạy đến bế thốc em dậy ra khỏi hố rác rồi cầm lại vết thương đang rỉ máu trên đôi chân bé nhỏ của em. Lúc này, tôi mới phát hiện ra bàn chân phải của em không bình thường, nó có sáu ngón xòe ra như cánh quạt. Khi vết thương đã được băng bó cẩn thận, tôi mới bắt đầu hỏi em.

“Dép em đâu rồi Lúa?”

Em rụt rè “Dạ, em không có dép”.

Tôi bàng hoàng. Cứ ngỡ chỉ có những học sinh cũ ở miền sơn cước ấy mới phải đến trường bằng chân đất. Tôi không nghĩ ngay ở đây cũng có những hoàn cảnh đáng thương đến vậy.  

Tôi ngỏ ý chở em về nhà. Con đường về nhà quanh co, vắng vẻ. Trước mặt tôi, một ngôi nhà bé tí, quá sức tưởng tượng.  Qua một lúc tìm hiểu, tôi được biết nhà em thuộc diện hộ nghèo, ba em mắt bị mù, mẹ em không lanh lợi như người ta, em còn có một chị gái cũng bị hỏng mắt và hai em nhỏ. Cả nhà bảy người sống vào tiền phụ cấp khuyết tật của ba và những đồng tiền làm thuê, làm mướn của mẹ. Hằng ngày, sau giờ học, chị em Lúa tranh thủ nhặt phế liệu về cho mẹ bán.

Suốt quãng đường về nhà, tôi không khỏi nghẹn ngào khi nghĩ về gia đình của Lúa. Hôm sau, tôi đến lớp, mang cho Lúa một ít quần áo cũ và một đôi dép mới. Cầm đôi dép trên tay, em cười rạng rỡ, đôi mắt sáng long lanh. Giờ ra chơi, tôi thấy Lúa không mặc dép mà lại cắp vào nách. Tôi nghĩ chắc chân em còn đau nên không mặc được. Tôi liền bước tới và hỏi “Chân em còn đau lắm à? Sao mà không mặc dép vào?”.

Em hồn nhiên đáp “Dạ không phải, em mang dép sợ bẩn với mau hư”.

Tôi bật cười nhìn em, xoa đầu rồi nói “Em cứ mặc đi kẻo nhiễm trùng vết thương rồi nếu có hư thì cô lại tặng em đôi mới”.

Lúa bẽn lẽn “Dạ”, nhưng khi mang dép vào, bàn chân phải có vẻ không hợp tác, khiến em khó chịu, không đi được. Giờ thì tôi hiểu thêm phần nào vì sao em lại không mang dép dù rất thích nó. Chính vì thế, hôm sau đến lớp, tôi đã đổi cho em một đôi dép xỏ ngón. Lúa vui sướng mang vào ngay và hòa mình vào chơi cùng các bạn.

Ngay hôm đó, tôi trao đổi hoàn cảnh của em với Ban giám hiệu nhà trường. Tôi đã lập một kế hoạch nhỏ cho riêng Lúa. Một thùng giấy được đặt ở góc hành lang lớp để thu gom giấy vụn hằng ngày. Kế hoạch này không chỉ học sinh lớp tôi mà các lớp khác cũng hưởng ứng theo. 

Không thể diễn tả niềm vui sướng của Lúa thế nào khi cuối tuần được các bạn trong lớp tặng số tiền nhỏ cho mình. Tôi cũng đã cùng với đồng nghiệp và các đoàn thể trong nhà trường, kêu gọi các tấm lòng hảo tâm để giúp đỡ em về cả tình cảm lẫn vật chất. Đặc biệt, có một mạnh thường quân nhận hỗ trợ sữa cho em uống mỗi ngày.

Từ đó, Lúa không còn đi học trễ nữa, em cũng tập quen với việc mang dép, sức khỏe em khá lên và học tập tiến bộ hơn. Giờ em đã học lên lớp trên, nhưng lúc nào đi qua lớp tôi, em cũng ghé mắt nhìn tôi với nụ cười rất tươi. Lúc ấy lòng tôi ấm áp lạ thường. Chính em đã tiếp thêm cho tôi lòng yêu nghề, yêu trò giữa những khó khăn, vất vả mà người giáo viên đang trải qua.

Hình ảnh em Lúa luôn in đậm trong kí ức về quãng đường đầy nhiệt huyết. Qua đó, tôi tự rút ra cho mình được kinh nghiệm quý báu trong công tác chủ nhiệm đó là phải biết tìm hiểu kĩ hoàn cảnh, đặc điểm của học sinh dù chỉ là một chi tiết nhỏ, và phải lưu tâm để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ kịp thời nhưng cũng phải phù hợp. Tôi tự nhủ với bản thân phải luôn cố gắng, nỗ lực hơn nữa để tiếp tục trên con đường mà mình đã chọn vì một tương lai tươi sáng hơn.

 

Ngô Thị Huệ (Trường Tiểu học Phú Thủy)

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline