Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 15:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Độc đáo mô hình “Máy vớt rác làm từ rác”

Thứ ba, 29/03/2022 20:03

TMO - Chai nhựa, túi nilông, rác trôi nổi trên sông được thu gom nhanh chóng nhờ chiếc máy vớt rác làm từ rác.

Chiếc máy vớt rác trôi nổi trên sông với hơn 70% thành phần cấu tạo được làm từ vật liệu tái chế của giảng viên trẻ Huỳnh Ngọc Thái Anh, Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Cần Thơ đã vinh dự giành giải Nhất trong cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không rác thải nhựa” do UNESCO tổ chức năm 2020.

Máy vớt rác WSCA2.0 ra đời với mong muốn có thể thu gom hiệu quả lượng rác thải nhựa tại môi trường 

Tác giả của mô hình này cho biết, WSCA2.0 được thiết kế để thu dọn các loại rác nổi thuộc loại nhẹ trên bề mặt nước như các loại túi nilông, vỏ chai nhựa, hộp nhựa, giấy, rác hữu cơ trôi nổi… Máy được làm chủ yếu từ những vật liệu tái chế, tận dụng tối đa những vật liệu đã qua sử dụng để vừa tiết kiệm chi phí vừa thân thiện với môi trường. 

Sau khi lắp ráp và chạy thử nghiệm nhiều lần, máy WSCA2.0 được hoàn thiện với các bộ phận: phao và khung sườn, lưới cuộn, xích tải được cải tiến bằng inox và thép chống ăn mòn; động cơ lưới cuộn và chân vịt chạy bằng nguồn điện của bình ắcquy và có thể sạc lại trong ngày bằng tấm pin năng lượng mặt trời; hệ thống đèn báo và chiếu sáng cho thiết bị khi vận hành vào buổi tối. Thông qua một ứng dụng trên điện thoại di động, người dùng "lái" máy đến nơi có rác thải, rác sẽ được cuộn vào phần lưới cuộn cho vào thùng chứa. 

Rác thải được thu gom nằm gọn trong phần thùng chứa của máy 

Hiện máy vớt rác WSCA 2.0 đang được vận hành thực tế trên khu vực sông Hoài (Quảng Nam), bước đầu mang lại những hiệu ứng tích cực. Tác giả cho biết đang thực hiện những thủ tục cần thiết để đăng ký cấp bằng sáng chế cho WSCA2.0. 

Nhóm đang nghiên cứu để tiếp tục nâng cấp và nhân rộng mô hình chiếc máy vớt rác tự động này để có thể vận hành tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian sớm nhất. Ở phiên bản tới, máy vớt rác WSCA sẽ tích hợp công nghệ camera quan trắc, được lập trình trí tuệ nhân tạo để nhận dạng rác nổi và camera 360 xây dựng nội dung đa phương tiện thực tế ảo.

Các công nghệ này sẽ giúp các nhà nghiên cứu về môi trường thu nhận thông tin về ô nhiễm, rác thải nhựa… một cách trung thực, nhanh chóng; trên cơ sở đó, thiết lập các chương trình tuyên truyền về biến đổi khí hậu, rác thải nhựa… thiết thực và thuyết phục nhất.

 

Lan Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline