Hotline: 0941068156
Thứ hai, 25/11/2024 16:11
Thứ ba, 07/03/2023 18:03
TMO – Giới chuyên gia cảnh báo, nếu không có các giải pháp nhằm hạn chế, đồ nhựa dùng 1 lần sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050, đặc biệt đối với các nước trong khối G20 (các kinh tế lớn).
Theo đó, một nhóm các nhà nghiên cứu do tổ chức tư vấn Economist Impact và Quỹ Nippon điều hành đánh giá, các chương trình hiện tại nhằm tăng cường tái chế hoặc cắt giảm tiêu thụ nhựa sử dụng một lần chỉ mới “làm trầy xước bề mặt” và cần phải có một kế hoạch toàn cầu toàn diện hơn.
Liên Hợp Quốc đã khởi động các cuộc đàm phán về một thỏa thuận giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa ở Uruguay hồi tháng 11/2022, với mục đích soạn thảo một hiệp ước ràng buộc về mặt pháp lý vào cuối năm tới. Có tới 175 quốc gia đã đăng ký tham gia các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, nếu các cuộc đàm phán thất bại, theo tốc độ tăng trưởng hiện tại, sản lượng nhựa hằng năm ở các nước G20 có thể tăng lên 451 triệu tấn vào năm 2050 - tăng gần 3/4 so với năm 2019, Back to Blue cho biết.
(Ảnh minh hoạ)
Nhóm nghiên cứu cảnh báo, việc thất bại các cuộc đàm phán này không chỉ đơn thuần là việc không có một hiệp ước nào được hình thành mà còn là quá yếu ớt để đảo ngược "làn sóng nhựa", đồng thời kêu gọi một lệnh cấm mạnh mẽ hơn đối với nhựa sử dụng một lần, áp thuế sản xuất cao hơn và áp dụng các cơ chế bắt buộc để khiến các công ty sản xuất nhựa dùng một lần chịu trách nhiệm về toàn bộ vòng đời sản phẩm của họ, bao gồm cả tái chế và tiêu hủy.
Theo nhóm nghiên cứu, các biện pháp ngăn chặn kết hợp có thể hạn chế mức tiêu thụ nhựa hằng năm ở mức 325 triệu tấn vào năm 2050, nhưng con số đó vẫn sẽ tăng 1/4 so với năm 2019 và tương đương với 238 triệu xe chở rác được lấp đầy. Trong số các quốc gia G20, một số nước vẫn chưa áp đặt lệnh cấm với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
Lan Hương
Bình luận