Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 07:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Định hướng phát triển ngành Than theo Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thứ hai, 01/05/2023 13:05

TMO - Dự thảo Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 đã đưa ra những quan điểm, định hướng chiến lược lớn cho ngành năng lượng Việt Nam, trong đó bao gồm rất nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với sự phát triển của ngành Than trong thời gian tới. 

Than đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, là tài nguyên năng lượng không tái tạo, một trong ba trụ cột chính (cùng với Dầu khí và Điện) trong chính sách an ninh năng lượng quốc gia của Việt Nam. Than Việt Nam phân bố ở cả ba miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam; có ở trong đất liền và vùng thềm lục địa Việt Nam với ba thời kỳ thành tạo than.

Than phần đất liền Việt Nam phân bố trên 06 bể than chính là: Đông Bắc, An Châu, Lạng Sơn, sông Hồng, Nông Sơn, sông Cửu Long. Ngoài các bể than chính trên, còn có một số khu vực chứa than nhỏ, nằm phân tán như: sông Đà (Mườm Lựm, Suối Bàng, Đồi Hoa...), Nghệ Tĩnh (Đồng Đỏ, Hương Khê), sông Chảy (Hồng Quang)..., trong đó trữ lượng, tài nguyên than tập trung tại bể Đông Bắc và bể Sông Hồng.

Than phần thềm lục địa Việt Nam phân bố tại 08 bể: ngoài khơi sông Hồng, Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chính - Vũng Mây và Malay - Thổ Chu, trong đó có 04 bể than có triển vọng là sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chính - Vũng Mây và Malay - Thổ Chu. Các bể than mới được nghiên cứu dựa trên các tài liệu địa chấn trong công tác tìm kiếm dầu khí.

Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh các mục tiêu cụ thể đối với ngành Than được định hướng như sau: Chế biến than trong nước kết hợp với pha trộn than nhập khẩu theo hướng tối đa chủng loại than cho sản xuất điện và các ngành kinh tế khác; đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và cân đối lượng than xuất khẩu phù hợp theo thị trường; linh hoạt trong công nghệ đảm bảo thu hồi tối đa than chất lượng cao, có giá trị kinh tế phục vụ xuất khẩu khi nhu cầu trong nước giảm.

Duy trì, cải tạo các nhà máy sàng tuyển, trung tâm chế biến than hiện có kết hợp việc duy trì hợp lý các cụm sàng mỏ; tiếp tục đầu tư xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển tập trung cho từng khu vực để đảm bảo yêu cầu công tác sàng tuyển, chế biến các chủng loại than đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Thực hiện công tác sàng tuyển, chế biến than tại các mỏ do địa phương quản lý phù hợp với nhu cầu tiêu thụ và công suất các dự án mỏ.

Ảnh minh họa. 

Giai đoạn 2021-2025: Đẩy mạnh công tác pha trộn, chế biến than, thu hồi sản phẩm ngoài than, tăng tỷ lệ thu hồi than thương phẩm, đảm bảo nguồn than cấp các nhà máy nhiệt điện trong nước. Cụ thể: xây dựng mới các nhà máy, trung tâm sàng tuyển, chế biến than tập trung nhằm nâng cao năng lực sàng tuyển, chế biến than khu vực Uông Bí (mỏ Nam Mẫu, mỏ Mạo Khê) thêm khoảng 4-5 triệu tấn/năm so với hiện nay; mở rộng nâng công suất sàng tuyển tập trung khu vực Hòn Gai lên 5 triệu tấn/năm; nâng cao năng lực các nhà máy sàng tuyển hiện có (Lép Mỹ); Dự án Hệ thống điều khiển và tự động hóa Nhà máy tuyển than 2 thuộc Nhà máy sàng tuyển than Cửa Ông nhằm đảm bảo yêu cầu công tác sàng tuyển, chế biến than khu vực Cẩm Phả; cải tạo, mở rộng và duy trì sản xuất các cơ sở sàng tuyển chế biến tại mỏ, kho bãi tại các cảng.

Giai đoạn 2026-2030: Tiếp tục duy trì các nhà máy, trung tâm sàng tuyển, chế biến than tập trung, các xưởng sàng tại mỏ, các kho bãi bến cảng tại các khu vực; xây dựng mới xưởng sàng có công suất 1,5 triệu tấn/năm tại khu vực Uông Bí (mỏ Đồng Vông); Dự án cải tạo xưởng sàng +24 Tràng Khê có công suất 2,0-2,5 triệu tấn/năm; Nâng cao năng lực nhà máy sàng tuyển hiện có (Khe Chàm). Giai đoạn 2031-2050: Tiếp tục duy trì các nhà máy, trung tâm sàng tuyển, chế biến than tập trung tại các khu vực. Từ sau năm 2040, đẩy mạnh cải tạo, đổi mới công nghệ, nâng cao tỷ lệ thu hồi than chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu.

Đối với hoạt động xuất nhập khẩu than: Xuất, nhập khẩu than phù hợp nhu cầu thị trường và thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ bảo đảm đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu thụ than trong nước, đặc biệt là than cho sản xuất điện. Tích cực, chủ động tìm kiếm nguồn than nhập khẩu, cơ hội đầu tư hiệu quả ra nước ngoài để nhập khẩu than dài hạn hợp lý.

Về nhập khẩu than: Giai đoạn 2021-2025: khối lượng than năng lượng nhập khẩu khoảng 45-50 triệu tấn/năm. Giai đoạn 2026-2030: khối lượng than năng lượng nhập khẩu khoảng 55-82 triệu tấn/năm. Giai đoạn 2031-2050: khối lượng than năng lượng nhập khẩu khoảng 82-0 triệu tấn/năm. Về xuất khẩu than: Giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030: khối lượng than xuất khẩu hàng năm khoảng 2,0-3,0 triệu tấn/năm. Giai đoạn 2031-2050: khối lượng than xuất khẩu hàng năm khoảng 2,0-7,0 triệu tấn/năm.

Ngoài ra, Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề ra nhiệm vụ tái cơ cấu ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước gắn với điều hành xuất, nhập khẩu hợp lý đảm bảo an ninh năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu than của thị trường trong nước, đặc biệt là cho sản xuất điện và cho các ngành sản xuất; từng bước chuyển đổi thị trường than theo hướng thị trường cạnh tranh hoàn chỉnh và phù hợp thông lệ của thị trường quốc tế.

Đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường, nguồn than nhập khẩu, bảo đảm việc xuất, nhập khẩu hợp lý và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng để không thiếu than cho sản xuất điện và các hộ tiêu thụ, đảm bảo an ninh năng lượng và phù hợp với các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu của Việt Nam. Khuyến khích đầu tư cho công tác thăm dò, khai thác than ở nước ngoài.

Đồng thời, đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong công tác thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng than, xác minh và nâng cấp trữ lượng than hiện có trong nước bằng các phương pháp đánh giá, tính toán theo tiêu chuẩn trong nước kết hợp với quốc tế nhằm nâng cao độ tin cậy. Đầu tư nghiên cứu, áp dụng công nghệ chế biến than để tạo ra chủng loại than phù hợp đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước. Giảm tỷ lệ tổn thất than khai thác hầm lò và khai thác lộ thiên, tăng hệ số thu hồi than.

Xây dựng các chính sách khuyến khích cải tiến công nghệ trong công tác thăm dò, khai thác, chế biến than nhằm đa dạng hóa sản phẩm sản xuất từ than để cung cấp cho các ngành kinh tế trong nước và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên than của đất nước. Rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp điều kiện cụ thể của Việt Nam và thông lệ quốc tế nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia đầu tư thăm dò và khai thác than ở nước ngoài, tìm kiếm và đa dạng hóa nguồn than nhập khẩu về Việt Nam phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước.

 

 

PV 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline