Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 19:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Điện Biên: Nâng cao vai trò của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới

Thứ bảy, 16/12/2023 18:12

TMO - Với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nên người dân tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã hiểu được ý nghĩa thiết thực chương trình xây dựng nông thôn mới, từ đó tích cực hưởng ứng bằng đóng góp ngày công, nguyên vật liệu làm đường giao thông... mỗi thôn, bản đang đổi thay rừng ngày, đời sống của người dân được cải thiện. 

Theo báo cáo của UBND tỉnh Điện Biên, đến đầu tháng 10/2023 toàn tỉnh có 44 xã đạt chuẩn, cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó có một xã đạt Nông thôn mới nâng cao là xã Lay Nưa (thị xã Mường Lay). Số thôn, bản được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới và Nông thôn mới kiểu mẫu là 125 thôn, bản thuộc các huyện: Điện Biên, Nậm Pồ, Tuần Giáo, Mường Chà. Bình quân số tiêu chí nông thôn mới của cấp xã trong toàn tỉnh là 13,51 tiêu chí/xã (so với năm 2022 tăng 0,44 tiêu chí).

Nhờ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn tại tỉnh Điện Biên đã giảm còn 36,57%. Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), bước vào giai đoạn 2021-2025, tỉnh Điện Biên tập trung xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bên cạnh sự chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ đảng, chính quyền là sự đồng lòng, chung tay xây dựng NTM của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Người dân tại các địa phương trên địa bàn tỉnh cải tạo cảnh quan, không gian đón khách du lịch tham quan, trải nghiệm tại bản văn hóa du lịch cộng đồng. Ảnh: NDO. 

Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình xây dựng NTM, Nhân dân nhiều thôn bản ở Điện Biên đã chủ động tham gia xây dựng NTM trên tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng. Bà con cùng bàn bạc, thống nhất cách làm; chủ động chỉnh trang nhà cửa; vệ sinh làng bản, ngõ xóm; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình; đóng góp sức người, sức của xây dựng các công trình công cộng như đường nội bản, nội xã, nhà văn hoá, trường học, sân vận động…

Trong năm 2022, theo thống kê sợ bộ của 9 tháng đầu năm, cộng đồng dân cư trong tỉnh Điện Biên đóng góp hàng trăm nghìn ngày công, hiến đất, góp nguyên vật liệu làm đường giao thông, nhà văn hóa cộng đồng xây dựng nông thôn mới với trị giá gần 3,1 tỷ đồng. Trong phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, xuất hiện nhiều tấm gương, những câu chuyện truyền cảm hứng về người nông dân chủ động góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Thời gian qua, người dân trên địa bàn huyện Điện Biên Đông đã thể hiện sự nhiệt tình, trách nhiệm trong xây dựng NTM thông qua những hành động cụ thể. Trong đó, ông Lò Văn Ít – người dân tại bản Na Hát, xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông đã có những đóng góp cho lợi ích chung của địa phương. Cùng với việc tích cực tham gia các hoạt động, phong trào do xã, bản tổ chức, phát động, đóng góp ủng hộ các quỹ từ thiện, nhân đạo, ông Lò Văn Ít đã thành công với mô hình phát triển kinh tế tại hộ gia đình. 

Từ nhận thức về chủ trương xây dựng nông thôn mới là mang lại hiệu quả thiết thực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho chính người dân trong bản, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, gia đình ông Lò Văn Ít đã tự nguyện hiến 8000m2 đất để mở đường giao thông từ Mường Luân 2 đi Phì Nhừ thuộc huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, đồng thời đã vận động các hộ khác cùng tham gia hiến đất. Một số hộ phải di chuyển nhà, cắt mái, cắt cầu thang, hiên nhà vì có đường quốc lộ đi qua, cũng vui vẻ và tự nguyện hiến đất để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội.

Việc hiến đất để chung tay xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào thi đua của các thôn, bản. Sau khi đã có đường giao thông mới để đi lại, cuộc sống gia đình ông đã có nhiều thay đổi, các sản phẩm nông sản sau thu hoạch đã bán được với giá cả cao hơn. Đời sống tinh thần được nâng lên, con cháu đi học hành thuận tiện. Ông Lò Văn Ít còn tuyên truyền, hướng dẫn bà con trong bản áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt để mang lại hiệu quả kinh tế, giúp nhiều hộ gia đình thoát khỏi đói nghèo. Với những đóng góp tích cực, năm 2021 ông Lò Văn Ít được Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên tặng bằng khen.

 Ngôi Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học Chung Chải số 2, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên được người dân hiến đất để xây dựng. 

Tại huyện Mường Nhé, những ngày đầu tiên thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhiều gia đình và người dân trên địa bàn xã còn rất mơ hồ. Tuy nhiên, sau khi được chính quyền địa phương, các đoàn thể tuyên truyền, nhiều nông dân trong đó có bà Chu Cà Pứ sinh sống tại bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé đã nhận thức rõ được những chủ trương, ý nghĩa, lợi ích của việc xây dựng nông thôn mới đối với cuộc sống của chính người dân, không chỉ cải thiện đời sống vật chất mà còn nâng cao tinh thần cho nhân dân vùng nông thôn.

Xác định rõ, việc xây dựng trường lớp với môi trường xanh, sạch, đẹp chính là tạo điều kiện cho các cháu học sinh, trong đó có cả con cháu mình có một môi trường học tập và phát triển tốt hơn, gia đình bà Chu Cà Pứ đã bàn bạc và quyết định tự nguyện hiến 3.640m2 với chiều dài 130m, chiều rộng 28m để xây dựng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Chung Chải số 2 - huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Ngôi trường với 13 phòng học kiên cố, 3 phòng công vụ, 14 phòng nội trú cho học sinh và một dẫy nhà Hiệu bộ đã được bàn giao và đi vào hoạt động từ cuối tháng 10/2023. 

Đời sống người dân trên địa bàn tỉnh, nhất là người dân vùng cao còn khó khăn, nhưng không ít hộ nghèo vì lợi ích chung của cộng đồng sẵn sàng hiến “tấc đất, tấc vàng” xây dựng NTM. Ông Lò Văn Ít, bà Chu Cà Pứ và nhiều người dân khác là những tấm gương tiêu biểu, những câu chuyện truyền cảm hứng cho cộng đồng trong phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới. 

 

 

 PV

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline