Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 12:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Điện Biên đặt mục tiêu phát triển khoảng 4.000ha cây dược liệu

Thứ tư, 24/07/2024 14:07

TMO - Với điều kiện tự nhiên thuận lợi những năm gần đây, tỉnh Điện Biên đã tăng cường mở rộng diện tích và phát triển gần 2.200 ha cây dược liệu. Định hướng đến năm 2030, toàn tỉnh dự kiến sẽ phát triển gần 4.000ha cây dược liệu có giá trị kinh tế cao.  

Với diện tích tự nhiên toàn tỉnh hơn 9.500km2, trong đó 70% diện tích đất tự nhiên là đất nông lâm nghiệp cùng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Điện Biên có nhiều tiềm năng phát triển cây dược liệu. Thời gian qua, một số huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Nhé và Nậm Pồ đã tận dụng các lợi thế để phát triển thành vùng trồng cây dược liệu. Bên cạnh việc phát triển theo kế hoạch, quy hoạch thì diện tích cây dược liệu tăng mạnh do người dân trồng tự phát.

Khai thác tiềm năng phát triển dược liệu, toàn tỉnh đã trồng gần 2.200ha cây dược liệu các loại, tập trung là quế, sa nhân, sơn tra, thảo quả, sả và vài năm gần đây là một số loại sâm. Trong đó, quế hơn 1.000ha, sa nhân 850ha, sơn tra khoảng 210ha, thảo quả gần 100ha… Theo định hướng phát triển đến năm 2030 toàn tỉnh sẽ mở rộng diện tích, phát triển gần 4.000ha cây dược liệu có giá trị kinh tế cao.

Toàn tỉnh đã trồng gần 2.200ha cây dược liệu các loại, tập trung là quế, sa nhân, sơn tra, thảo quả... 

Huyện Tuần Giáo là một trong những địa phương có thế mạnh phát triển cây dược liệu. Tại một số bản của xã Tênh Phông nơi có độ cao 1.200m so với mực nước biển, người dân đã đưa vào trồng thí điểm cây sâm có giá trị kinh tế cao như sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu và cả sâm Hàn Quốc. Sau vài năm ươm giống, trồng, chăm sóc, cây sâm phát triển khá tốt, thể hiện sự phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương.

Ngoài cây sâm, huyện Tuần Giáo phát triển cây sơn tra, thảo quả, sa nhân, quế... đã được người dân chăm sóc, gắn bó từ lâu. Sa nhân và sơn tra là loại cây dược liệu trồng dưới tán rừng, giúp nhiều hộ vùng cao ở Tỏa Tình, Tênh Phông của huyện Tuần Giáo có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Cây sơn tra thu hoạch quả ngoài việc bán cho tư thương đã có hợp tác xã thu mua, chế biến ngâm quả với mật ong, rượu để quảng bá và tiêu thụ ở nhiều nơi. 

Những năm gần đây, cùng với việc quan tâm phát triển cây trồng chủ lực (lúa, ngô...), huyện Điện Biên đã và đang chú trọng đưa vào trồng một số loại cây dược liệu quý cung cấp nguyên liệu cho thị trường. Để biến tiềm năng thành lợi thế phát triển cây dược liệu bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế, huyện Điện Biên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, khảo sát để quy hoạch vùng phát triển dược liệu của huyện theo từng vùng, từng xã phù hợp với đặc điểm khí hậu và lợi thế của mỗi loại cây.

Đồng thời, huyện cũng khuyến khích người dân xây dựng các vườn ươm, nhân giống, đáp ứng một phần nhu cầu cây giống tại chỗ. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp để xây dựng, phát triển hệ thống thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân. Chỉ đạo các ngành chức năng hướng dẫn người dân các vùng trồng cây dược liệu, ứng dụng quy trình kỹ thuật mới trong sản xuất, thu hái, bảo quản để nâng cao chất lượng, mẫu mã khi tiêu thụ.

Cây sa nhân được đẩy mạnh trồng tại một số địa phương trên địa bàn huyện Mường Nhé. 

Hiện trên địa bàn huyện Điện Biên đã và đang triển khai trồng cây dược liệu (sa nhân tím, quế) tập trung tại 4 xã: Mường Pồn, Pa Thơm, Phu Luông, Mường Lói... với tổng diện tích 109,49ha (sa nhân 54,49ha; quế 55ha). Với định hướng đến năm 2030, huyện Điện Biên tiếp tục mở rộng 65ha cây sa nhân, trồng dưới tán rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Để thực hiện mục tiêu trên, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật để người dân áp dụng vào sản xuất. Tiến hành nghiên cứu, tuyển chọn và trồng thử nghiệm, đánh giá làm cơ sở lựa chọn, nhân rộng các giống cây dược liệu quý có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện địa phương và nhu cầu thị trường.  

Từ thực tế trồng cây dược liệu tại các địa phương trong tỉnh cho thấy tiềm năng phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh khá lớn song việc trồng cây dược liệu của người dân đa số tự phát, quy mô nhỏ, manh mún, chưa có sự liên kết giữa trồng, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Đầu ra sản phẩm không ổn định, còn phụ thuộc vào thương lái thu mua để đưa về các tỉnh miền xuôi hoặc xuất sang thị trường Trung Quốc. Có năm thương lái thu mua rất nhiều, giá cao, không đủ sản phẩm để bán nhưng cũng có năm sản phẩm sơ chế ra không có người thu mua hoặc mua với giá rất thấp.

Trong quá trình phát triển cây dược liệu, chưa hình thành được mối liên kết giữa doanh nghiệp và người dân để duy trì và phát triển diện tích dược liệu đã trồng; các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư chế biến bởi sản lượng dược liệu chưa đủ lớn, không ổn định. Trên địa bàn tỉnh hiện có 5 cơ sở thu mua, chế biến lâm sản ngoài gỗ (sả Java, sơn tra, bách bộ, bảy lá một hoa, bình vôi...) với quy mô nhỏ.

Tỉnh Điện Biên đã xây dựng phương án phát triển vùng trồng dược liệu quý trên địa bàn giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, sẽ phát triển vùng trồng cây dược liệu quý có quy mô, diện tích vùng dược liệu khoảng gần 4.000ha. Trong giai đoạn 2022-2025, tỉnh sẽ xây dựng, hình thành vùng sản xuất cây dược liệu quý chất lượng cao (sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu, thất diệp nhất chi hoa, tam thất bắc, hoàng tinh hoa trắng,...) tại xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo với quy mô khoảng 200 - 300 ha, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, góp phần tạo sinh kế cho hơn 200 lao động; giảm nghèo cho trên 100 hộ. Thu hút đầu tư xây dựng 01 cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm dược liệu và xây dựng tối thiểu 01 nhãn hiệu dược liệu.

Phát triển cây dược liệu không chỉ góp phần bảo tồn nguồn gen các loại cây thuốc quý, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, mà còn tạo ra vùng nguyên liệu bền vững cho ngành Y học cổ truyền. Tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tập trung nghiên cứu, tuyển chọn và trồng thử nghiệm, đánh giá, làm cơ sở lựa chọn, nhân rộng các giống cây dược liệu quý có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện nơi trồng, với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Đối với những cây thuốc phân bố tự nhiên tại địa bàn, tiến hành bảo tồn nguyên vị và bảo tồn chuyển vị thông qua hình thức ươm trồng tập trung, tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý, đồng thời thu hái giống cây để nhân rộng, làm cơ sở ươm trồng đại trà, từ đó tạo ra sự đồng bộ trong kế hoạch nuôi trồng và sản xuất. Mặt khác, các tổ chức, cá nhân chủ động liên hệ, lựa chọn và hợp tác chặt chẽ với các nhà vườn, doanh nghiệp uy tín có nguồn giống đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ theo quy định nhằm tiến hành chuyển giao, hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ và phát triển bền vững các cây dược liệu quý không phân bố tự nhiên và không có nguồn giống trên địa bàn tỉnh.

Thời gian tới, tỉnh Điện Biên tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của cây dược liệu, từng bước tạo chuyển biến về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương từ canh tác, sản xuất nông nghiệp. Tỉnh tiếp tục mời gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất dược liệu, để thúc đẩy dược liệu hàng hóa; khuyến khích hình thức liên kết sản xuất doanh nghiệp với người dân thông qua cầu nối là các hợp tác xã. Thu hút đầu tư chế biến sản phẩm, nhất là chế biến sâu, qua đó góp phần tiêu thụ sản phẩm cho người dân và nâng cao giá thành sản phẩm.

Bên cạnh đó, chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, quản lý chặt chẽ việc người dân trồng tự phát, không theo quy hoạch, kế hoạch, dẫn đến rủi ro và gặp khó khăn đầu ra sản phẩm. Để khai thác, phát triển bền vững tiềm năng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về cơ chế, chính sách, nguồn lực đầu tư, chế biến sản phẩm và tiêu thụ dược liệu. Phát triển cây dược liệu cần được quy hoạch thành vùng; xây dựng mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp qua các hợp tác xã trong việc trồng, thu mua, chế biến dược liệu.

 

 

Lê Ánh 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline