Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/07/2025 18:07

Tin nóng

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Thứ tư, 16/07/2025

Dịch vụ môi trường rừng góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững

Thứ tư, 29/11/2023 07:11

TMO - Nguồn thu dịch vụ môi trường rừng giúp huy động nguồn tài chính ổn định để đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, góp phần quan trọng trong việc quản lý, khai thác có hiệu quả, bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) ra đời đã thiết lập được một hệ thống chia sẻ lợi ích, thông qua triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã thực sự đem lại những hiệu quả đáng khích lệ cả về môi trường, kinh tế và hiệu ứng xã hội. Nguồn thu dịch vụ môi trường rừng giúp huy động nguồn tài chính ổn định để đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần quan trọng trong việc quản lý, khai thác có hiệu quả, bền vững tài nguyên đất đai trong lâm nghiệp. Điều này góp phần cải thiện điều kiện sống, giải quyết việc làm, thực hiện thành công chính sách giảm nghèo, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Nhờ chính sách chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, người tham gia trồng và bảo vệ rừng được đánh giá, ghi nhận đúng mức đúng mức, điều này đã góp phần phát triển rừng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững. Việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng công bằng, bình đẳng, đúng đối tượng, quy định đã tác động trực tiếp góp phần làm giảm số vụ, diện tích thiệt hại vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua.

Theo báo cáo của ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa, tính đến tháng 11/2023  tỉnh Thanh Hóa có hơn 648.370 ha rừng, trong đó có 399.650,01 ha rừng tham gia cung ứng DVMTR. Rừng có vai trò điều tiết nguồn nước, hấp thụ khí CO2, tạo môi trường cảnh quan đẹp,... do đó các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cá nhân hưởng lợi từ DVMTR như thủy điện, nước sạch, du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản, nước dùng cho sản xuất công nghiệp hoặc các nhà máy phát thải khí CO2,... phải trả phí DVMTR. 

Toàn tỉnh đã hoàn thành việc chi trả DVMTR năm 2022 với số tiền 34 tỷ đồng cho các chủ rừng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng... Bình quân mức chi trả 150.000 đồng/ha/năm (lưu vực cao nhất 300.000 đồng/ha, lưu vực thấp nhất 20.000 đồng/ha. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2012-2023, quỹ bảo vệ phát triển rừng và phòng chống thiên tai tỉnh đã thu được 148 tỷ đồng, thực hiện chi trả môi trường rừng trên 400.000 ha/9 huyện miền núi, với 22 chủ rừng tổ chức; 516 cộng đồng dân cư thôn bản và trên 2.500 hộ gia đình cá nhân được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Ban quản lý các Khu BTTN, rừng phòng hộ triển khai hiệu quả công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng hàng năm. 

Ban Quản lý Quỹ phối hợp với UBND các huyện, lực lượng kiểm lâm, chủ rừng tổ chức được 12 cuộc hội nghị ở cấp huyện và tập huấn nghiệp vụ về công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng hàng năm. Đồng thời, tổ chức các cuộc họp tại 88 xã và khu vực do 22 chủ rừng quản lý để rà soát, xác định diện tích rừng được chi trả.

Hiện nay Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên được giao quản lý 24.728,6 ha rừng. Trong đó, rừng đặc dụng 23.816,23 ha, diện tích còn lại là rừng sản xuất. Diện tích cung ứng DVMTR đến tháng 11/2023 khoảng 24.200 ha thuộc lưu vực của các Nhà máy thủy điện Cửa Đạt, Dốc Cáy, Xuân Minh, Bái Thượng. Đơn vị đã triển khai công tác giao khoán BVR theo chương trình chi trả DVMTR cho các cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn 5 xã vùng đệm của khu bảo tồn.

Khu BTTN Xuân Liên đã xây dựng hồ sơ thuyết minh, bản cam kết BVR với các cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán BVR; ký hợp đồng giao khoán để thực hiện công tác BVR. Cụ thể, từ năm 2013 đến tháng 11/2023, Khu BTTN Xuân Liên đã chi trả tiền DVMTR với tổng số tiền 22.552,008 triệu đồng cho cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán BVR. Từ nguồn kinh phí chi trả DVMTR, các thôn, bản đã xây dựng mới và nâng cấp được 12 nhà văn hóa; xây dựng hơn 5 km hàng rào khu chăn thả gia súc có kiểm soát; xây mới, sửa chữa 2 km kênh mương nội đồng; làm hơn 20 km đường làng, ngõ xóm tại các thôn bản; sửa chữa hệ thống loa phát thanh; tạo quỹ nguồn vốn vay phát triển kinh tế cho các hộ nghèo...

Tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, huyện miền núi Quan Hóa, hiện có 27.300 ha là diện tích rừng thuộc diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng. Những năm qua, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu đã khoán hợp đồng bảo vệ cho 48 cộng đồng thuộc thôn bản và 16 hộ thuộc vùng đệm khu bảo tồn với số tiền gần 5 tỷ đồng. Qua đó, an ninh rừng được đảm bảo, số hộ xâm lấn nương rẫy không có, những vụ khai thác rừng trái phép đã giảm hẳn, người dân được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập.

Tại Ban quản lý rừng phòng hộ Quan Sơn, đơn vị được giao quản lý hơn 16 ha rừng với tổng diện tích tham ra dịch vụ môi trường rừng hơn 12.000 ha, với 1.040 hộ nhận khoán. Nếu như năm 2012 đơn giá dịch vụ môi trường rừng là 6.900 đồng, thì đến nay đơn giá thuộc lưu vực sông Lò đã tăng lên 45.500 đồng, lưu vực sông Luồng hơn 24.000 đồng, hàng năm người dân được thanh toán một lần vào cuối năm.  Ban quản lý rừng phòng hộ Quan Sơn, để làm tốt chi trả dịch vụ môi trường rừng, Ban quản lý đã chỉ đạo các hộ nhận khoán thực hiện tốt bảo vệ rừng. Qua đó, góp phần bảo vệ rừng tự nhiên và rừng phòng hộ, hộ gia đình tăng nguồn thu nhập, thúc đẩy người dân bảo vệ và chăm sóc rừng tốt hơn.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai trở thành nguồn lực trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. 

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng có hiệu lực trên phạm vi cả nước từ ngày 1/1/2011 theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ đã khẳng định hướng đi đúng đắn, góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng và đồng bào các dân tộc thiểu số ở các vùng miền núi. Cùng với nguồn thu từ hai dịch vụ chủ yếu là thủy điện và nước sạch, thực hiện quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, hiện nay đã có thêm hai loại dịch vụ môi trường rừng mới là cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ nuôi trồng thủy sản đang được áp dụng triển khai rộng rãi trên toàn quốc.

Việc triển khai thực hiện chính sách DVMTR đã phát huy hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng trong thực tế, góp phần bảo vệ và phát triển diện tích rừng trên địa bàn theo chiều hướng bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng rừng tự nhiên bị các tổ chức, cá nhân xâm hại. Ngoài tác động tích cực đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, nâng cao ý thức giữ rừng và cải thiện đời sống của người dân, chính sách chi trả DVMTR còn góp phần hỗ trợ nguồn kinh phí hàng năm cho các đơn vị chủ rừng

Diện tích rừng hiện có của cả nước là 14,79 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng hiện nay đạt 42,02%. Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, dịch vụ môi trường rừng là nguồn lực rất quan trọng để góp phần vào việc phát triển kinh tế của đất nước nói chung và phát triển kinh tế lâm nghiệp nói riêng. Trong năm 2022, cả nước đã thu được trên 3.700 tỷ đồng; 11 tháng đầu năm đã thu được gần 3.100 tỷ đồng.

Hiện nay, theo quy định pháp luật nêu trên bao gồm 5 loại dịch vụ môi trường rừng: Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh; bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch; cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản.

Đến nay, cả nước có 718 chủ rừng đang quản lý 7,65 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp; có 417 phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt, đạt 58% tổng số phương án cần phê duyệt; có 445.500 ha được cấp chứng chỉ rừng (rừng phòng hộ 38.565 ha, rừng trồng sản xuất 407.000 ha).

 

 

Lê Hồng 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline