Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 12:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

Dịch sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội diễn biến phức tạp

Thứ tư, 23/08/2023 15:08

TMO - Chỉ số BI (chỉ số bọ gậy) đánh giá nguy cơ bùng dịch sốt xuất huyết tại nhiều nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội vượt ngưỡng, ngành y tế kêu gọi người dân triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch. 

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 11- 18/8), trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 996 ca mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 234 ca so với tuần trước đó). Trong đó, một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân là: Hoàng Mai (103 ca), Thanh Trì (73 ca), Thạch Thất (63 ca), Bắc Từ Liêm (55 ca), Hà Đông (55 ca), Phú Xuyên (51 ca), Cầu Giấy (50 ca). Từ đầu năm đến nay Hà Nội đã có 4.508 ca mắc sốt xuất huyết; trong khi cùng kỳ năm 2022 chỉ có 1.270 ca. Số bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 472/579 xã, phường, thị trấn.

Bên cạnh đó, trong tuần qua, Hà Nội có thêm 71 ổ dịch sốt xuất huyết tại 20 quận, huyện, thị xã; trong đó đứng đầu là Hoàng Mai với 13 ổ dịch; tiếp đến là Bắc Từ Liêm (10 ổ dịch); Đan Phượng (6 ổ dịch); Đống Đa (5 ổ dịch); Hà Đông, Cầu Giấy, Mê Linh - mỗi nơi có 4 ổ dịch…Từ đầu năm 2023 cho đến nay, Hà Nội có 326 ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện còn 129 ổ dịch đang hoạt động tại 27 quận, huyện, thị xã. 

Lực lượng y tế tại các địa phương trên địa bàn thành phố hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết. 

CDC Hà Nội cho biết, những nơi có chỉ số BI (chỉ số bọ gậy) từ 20 trở lên được xếp vào vùng nguy cơ cao bùng phát dịch. Theo kết quả kiểm tra giám sát tại một số ổ dịch sốt xuất huyết trong tuần qua tại Hà Nội, nhiều nơi vẫn ghi nhận chỉ số bọ gậy (chỉ số BI) sau xử lý cao vượt ngưỡng nguy cơ như: Tại ổ dịch thôn thôn Vĩnh Ninh (xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì) có chỉ số BI=35; phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) có BI=50… trong khi chỉ số BI=20 đã là ngưỡng cao.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố vẫn đang tiếp tục tăng nhanh, trong đó, một số ổ dịch có nhiều bệnh nhân, diễn biến kéo dài. Dự báo trong thời gian tới, số ca mắc sẽ vẫn tiếp tục gia tăng và xuất hiện thêm các ổ dịch, đặc biệt là tại các khu vực ổ dịch cũ, các xã, phường có diễn biến dịch các năm phức tạp.

Sở Y tế Hà Nội cho biết, dự báo, đỉnh dịch sốt xuất huyết trong năm 2023 tại Hà Nội có thể rơi vào khoảng tháng 9 và tháng 10. Giai đoạn này, thời tiết mưa nhiều, nhiệt độ cao, tạo thuận lợi cho việc phát sinh bọ gậy và muỗi truyền bệnh. Cùng với đó, Hà Nội đã có nhiều ổ dịch với nhiều ca mắc dẫn đến nguy cơ cao bùng phát, lan rộng dịch sốt xuất huyết. Đặc biệt, giai đoạn này, sinh viên từ các tỉnh lân cận bắt đầu về Hà Nội nhập học, cũng là nguyên nhân làm tăng số ca thuộc đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết.

Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện tại Hà Nội có các huyện Thạch Thất và Thanh Trì là có diễn biến dịch sốt xuất huyết phức tạp, với số ca bệnh nhiều nhất; có các ổ dịch phức tạp, kéo dài. Nguyên nhân là do các ổ dịch đã không được xử lý triệt để ngay từ ban đầu, do thiếu lực lượng tham gia diệt bọ gậy. Thêm vào đó, kỹ năng diệt bọ gậy của đội xung kích chưa tốt, để sót nhiều ổ bọ gậy. Đặc biệt, hiện ý thức người dân chưa cao, không quan tâm đến các hoạt động phòng, chống dịch. Vì vậy, chỉ số bọ gậy sau xử lý tại các khu vực này đều cao vượt ngưỡng nguy cơ; sau đó, đã lây lan sang các khu vực lân cận.

Hiện Sở Y tế Hà Nội đã cử các đội cơ động phòng, chống dịch trực tiếp đến các địa phương, hướng dẫn thường xuyên các biện pháp phòng, chống dịch. Hà Nội đang tiếp tục tiến hành giám sát công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các ổ dịch tại các quận, huyện như: Phú Xuyên, Tây Hồ, Thanh Trì, Hai Bà Trưng, Ứng Hòa, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân.

Huyện Thạch Thất triển khai phun hóa chất tại các ổ dịch trên địa bàn. Ảnh: TT. 

Trong bối cảnh dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội đang gia tăng nhanh, nhiều quận huyện đã phát động triển khai chiến dịch cao điểm phòng chống dịch, đồng thời kêu gọi người dân không chủ quan… Là địa phương có số mắc sốt xuất huyết nhiều nhất trên toàn thành phố Hà Nội, tính đến cuối tuần qua, huyện Thạch Thất ghi nhận gần 600 ca mắc tại 16 xã, thị trấn,. Các xã có số mắc sốt xuất huyết cao là Phùng Xá (344 ca), Hữu Bằng (190 ca) và Dị Nậu (29 ca)…

Đáng chú ý, qua giám sát tác nhân gây bệnh, giám sát véc tơ của Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất tại khu vực ổ dịch tại xã Phùng Xá, Hữu Bằng, Dị Nậu cho thấy, chỉ số BI luôn ở mức cao. Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, huyện Thạch Thất thực hiện 27 đợt phun hóa chất tại các khu vực ổ dịch, cụ thể: Phùng Xá: 15 đợt, Hữu Bằng: 05 đợt, Thôn 1- Canh Nậu: 02 đợt, Dị Nậu: 04 đợt, Phú Thụ - Lại Thượng: 01 đợt... Trung tâm y tế huyện Thạch Thất đã phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp phòng chống dịch trên hệ thống loa, đài truyền thanh từ tuyến huyện đến các xã, thị trấn; truyền thông lưu động; in tờ rơi cấp phát tới các hộ gia đình; tuyên truyền trên các trang mạng xã hội…

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cũng yêu cầu trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã căn cứ tình hình bệnh nhân và kết quả giám sát côn trùng truyền bệnh sốt xuất huyết để tham mưu UBND thực hiện các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi chủ động trên địa bàn; sẵn sàng vật tư, trang thiết bị, hóa chất đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Hiện nay, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, UBND TP yêu cầu các Sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát lại toàn bộ các điều kiện phòng chống dịch bệnh theo phương châm 4 tại chỗ với 4 nhóm biện pháp cơ bản. Trong đó tập trung tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân, từng hộ gia đình các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết.  Thực hiện tổng vệ sinh môi trường gắn với tổng vệ sinh môi trường tại từng khu dân cư, từng hộ gia đình (thực hiện diệt bọ gậy, đây được xem là biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất). Đồng thời kiểm tra, giám sát kỹ để khoanh vùng, xử lý kịp thời, dứt điểm ổ dịch, ca bệnh. Thống nhất tổng hợp báo cáo vào thứ hai hàng tuần về Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố để chỉ đạo, giải quyết kịp thời vấn đề của từng địa phương. 

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào mùa mưa. Thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để muỗi phát triển và truyền bệnh. Các chuyên gia dự báo số ca bệnh tại Hà Nội tiếp tục tăng, theo quy luật từ tháng 6 đến tháng 11, khuyến cáo người dân có các biện pháp bảo vệ bản thân và gia đình. Sốt xuất huyết diễn biến khoảng hơn một tuần. Ban đầu, bệnh nhân sốt cao liên tục trong vòng 6 ngày, kèm đau mỏi người và cơ. Từ ngày 3 đến 7, tiểu cầu giảm dần, máu cô đặc, bệnh nhân có thể bị chảy máu niêm mạc, nội tạng, rối loạn đông máu, có thể sốc sốt xuất huyết. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, chủ yếu là trị triệu chứng và theo dõi dấu hiệu cảnh báo. Bệnh nhân cần nhập viện khi có một trong số các dấu hiệu như xuất huyết niêm mạc, chảy máu răng, mũi, tiêu hóa; đau bụng vùng gan; nôn nhiều; xét nghiệm tiểu cầu giảm nhanh và máu cô đặc; nước tiểu ít... cần đến viện, khám và điều trị.

 

 

 

Thu Hằng

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline