Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 18:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, đô thị

Thứ bảy, 27/04/2024 11:04

TMO - Tỉnh Thanh Hóa hướng tới mục tiêu đến năm 2025 hoàn thiện việc phân loại đối tượng các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong đô thị, khu dân cư; Rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để bố trí khu sản xuất tập trung nhằm đảm bảo đủ điều kiện để tiếp nhận các cơ sở trong kế hoạch di dời. 

Theo số liệu báo cáo của UBND các huyện, thị xã, thành phố, hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 826 cơ sở sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi tắt là cơ sở) đang hoạt động trong đô thị, khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; bao gồm các loại hình sản xuất: Chăn nuôi gia súc, gia cầm (342 cơ sở); chế biến đá xẻ, đá ốp lát (190 cở sở); chế biến lâm sản, sản xuất đồ gỗ, mộc dân dụng (109 cơ sở); thu mua, tái chế phế liệu, giặt bao bì (75 cơ sở); sản xuất bún (26 cơ sở); giết mổ gia súc, gia cầm (30 cơ sở); gia công cơ khí (19 cơ sở); sản xuất gạch không nung (14 cơ sở); các loại hình khác: ươm tơ, dệt nhiễu, chế biến thức ăn chăn nuôi, sữa chữa ô tô, sản xuất bia, kinh doanh than…): 21 cơ sở.

Toàn tỉnh có 826 cơ sở sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi tắt là cơ sở) đang hoạt động trong đô thị, khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. 

Các cơ sở này tập trung ở 18/27 huyện, thị xã, thành phố (thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn; thị xã Nghi Sơn, các huyện: Yên Định, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Đông Sơn, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hà Trung, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thạch Thành, Quan Sơn, Vĩnh Lộc, Quảng Xương). Hầu hết các cơ sở hoạt động tự phát trên đất ở của hộ gia đình, trên đất thuộc quy hoạch khu dân cư, đô thị.., mặt bằng sản xuất chật hẹp, không đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường, sử dụng công nghệ lạc hậu, lao động thủ công; chưa có hồ sơ, thủ tục về môi trường; không đầu tư đầy đủ công trình xử lý chất thải hoặc công trình còn sơ sài, không đúng tiêu chuẩn, không vận hành thường xuyên, chất thải chưa được thu gom, xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân xung quanh.

Thời gian qua, Sở TN&MT tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã nhận được nhiều đơn thư, phản ánh của người dân về ô nhiễm môi trường do các cơ sở trên gây ra. Qua kiểm tra, xác minh cho thấy, hầu hết các cơ sở chưa có hồ sơ, thủ tục về môi trường (Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án Bảo vệ môi trường (BVMT), cam kết BVMT, kế hoạch BVMT); chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn, nước thải trước khi thải ra môi trường còn nhiều chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần; việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại chỗ của các cơ sở, hộ gia đình sản xuất gặp nhiều khó khăn, do quỹ đất hạn hẹp, kinh phí hạnchế không đáp ứng được yêu cầu xây dựng công trình xử lý chất thải, ý thức chấp hành pháp luật về BVMT còn hạn chế,... Qua việc phản ánh qua đơn thư, đường dây nóng thường xuyên của các hộ dân cho thấy những bức xúc trong việc các cơ sở gây ô nhiễm môi trường này cần phải được giải quyết dứt điểm.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Đề án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 với mục tiêu chunglà xây dựng kế hoạch tổng thể, từng bước giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phấn đấu đến năm 2030 giải quyết cơ bản nguồn thải từ các cơ sở gây ô nhiễm trong đô thị và khu dân cư; Tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tồn tại kéo dài; Thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh phát triển bền vững, giàu đẹp, văn minh.

Trong đó, đến năm 2025 hoàn thành việc phân loại đối tượng các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong đô thị, khu dân cư; Ban hành xây dựng kế hoạch di dời/chuyển đổi ngành nghề/giảm quy mô công suất hoặc dừng hoạt động đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; Rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để bố trí khu sản xuất tập trung nhằm đảm bảo đủ điều kiện để tiếp nhận các cơ sở trong kế hoạch di dời. Đến năm 2030: Thực hiện kế hoạch di dời đã được ban hành.

Giai đoạn 2026-2027: Di dời toàn bộ/chuyển đổi ngành nghề/dừng hoạt động tất cả các sơ sở gây ô nhiễm môi trường; không phù hợp với quy hoạch, không đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường (ATMT) thuộc các phường của đô thị từ loại IV trở lên; Đầu tư đầy đủ, vận hành thường xuyên các công trình bảo vệ môi trường đối với các cơ sở thuộc trường hợp gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với quy hoạch và đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường hoặc không đảm bảo khoảng cách ATMT nhưng thuộc loại hình có thể giảm quy mô, công suất để đảm bảo khoảng cách ATMT. Giai đoạn 2028-2030: Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường còn lại.

Việc di dời các cơ sở sản xuất cần đảm bảo các nguyên tắc theo quy định. 

Phương án xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường di dời các cơ sở thuộc đối tượng bắt buộc phải di dời khi thuộc một trong các tiêu chí sau: Cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp với quy hoạch; Cơ sở gây ô nhiễm môi trường phù hợp với quy hoạch; không đảm bảo khoảng cách ATMT (trừ cơ sở thuộc thuộc loại hình có thể giảm quy mô, công suất để đảm bảo khoảng cách ATMT). Không bắt buộc di dời đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường phù hợp với quy hoạch; không đảm bảo khoảng cách ATMT nhưng thuộc loại hình có thể giảm quy mô, công suất để đảm bảo khoảng cách ATMT; Cơ sở gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với quy hoạch, đảm bảo khoảng cách ATMT.

Việc di dời phải kết hợp đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ; tiết kiệm năng lượng; đảm bảo vấn đề môi trường, nhằm tránh việc di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ nơi này đến nơi khác; Địa điểm tiếp nhận các cơ sở di dời là các KCN, CCN, khu sản xuất tập trung cùng địa bàn/địa bàn lân cận, đảm bảo ngành nghề phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt hoặc các vị trí mới được cấp có thẩm quyền thống nhất chủ trương thực hiện dự án; Việc sử dụng diện tích đất tại vị trí đã di dời của các cơ sở phải di dời thực hiện theo quy hoạch xây dựng của địa phương, quy định của pháp luật đất đai và bảo vệ môi trường; Các cơ sở thuộc đối tượng phải di dời theo các quy định hiện hành khác của HĐND, UBND tỉnh thì thực hiện theo các quy định của HĐND, UBND tỉnh đã ban hành. Mỗi cơ sở di dời, chỉ được ngân sách nhà nước hỗ trợ 01 lần theo quy định. Nếu cùng nội dung hỗ trợ từ nhiều chính sách khác nhau thì được lựa chọn và chỉ được hưởng một mức hỗ trợ cao nhất.

Để thực hiện Đề án trên hiệu quả, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành chức năng, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, thông báo rộng rãi kế hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn để các cơ sở được biết, có phương án, kế hoạch triển khai thực hiện đảm bảo thời gian theo quy định; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải di dời thực hiện đúng theo Kế hoạch di dời đã được phê duyệt; các cơ sở thuộc đối tượng giảm quy mô để đảm bảo khoảng cách phải thực hiện giảm quy mô, đáp ứng khoảng cách theo quy định; các cơ sở được hoạt động tại chỗ phải đầu tư đầy đủ công trình bảo vệ môi trường theo quy định;

Đẩy mạnh việc công khai thông tin về cơ sở gây ô nhiễm môi trường; tạo sức mạnh ép buộc các cơ sở phải di dời, phải giảm quy mô công suất và phải đầu tư đầy đủ các công trình xử lý chất thải đáp ứng được yêu cầu về môi trường theo đúng tiến độ; Xây dựng và thực hiện chương trình truyền thông tổng thể về Kế hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu đô thị, khu dân cư; kịp thời phổ biến các cơ chế, chính sách mới tới các cơ sở, đồng thời phổ biến, nhân rộng các điển hình thực hiện tốt việc xử lý ô nhiễm tại chỗ và di dời đúng tiến độ;

Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình thuộc đối tượng được phép tiếp tục hoạt động tại chỗ hoặc giảm quy mô, công suất để đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường lập hồ sơ, thủ tục về môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt/cấp phép (nếu thuộc đối tượng) và lắp đặt, vận hành đầy đủ công trình BVMT theo quy định; kiên quyết xử lý các trường hợp cố thủ không chịu chấp hành trong thời gian quy định...

 

 

Thanh Nga 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline