Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 13:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Đề xuất mở rộng hồ nước trên miệng núi lửa ở đảo Lý Sơn

Thứ bảy, 27/07/2024 11:07

TMO - Huyện đảo Lý Sơn đề xuất UBND tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 50 tỷ đồng sửa chữa, mở rộng hồ chứa nước trên đỉnh núi lửa Thới Lới.

Theo các chuyên gia địa chất, cách đây khoảng 25-30 triệu năm, núi lửa phun trào đã hình thành nên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Đảo Lý Sơn bao gồm đảo Bé và đảo Lớn. Đảo Lớn là nơi có trung tâm hành chính của huyện Lý Sơn. Tại đảo Lớn có 5 miệng núi lửa, lớn nhất trong số này là núi Thới Lới. Ngọn núi lửa này có đường kính đáy 1,4km, đường kính miệng 0,35km. Tường phía trong miệng núi lửa Thới Lới có dạng dốc đứng, ở giữa khá sâu.

Huyện đảo Lý Sơn có diện tích trên 10km2, cách đất liền 15 hải lý. Huyện đảo có khoảng 24.000 dân, với trên 300ha đất nông nghiệp chủ yếu trồng hành, tỏi. Năm 2012, tỉnh Quảng Ngãi đã tận dụng miệng núi lửa Thới Lới xây dựng hồ chứa nước có dung tích 270.000 m3, với cao trình đập 120 m và chiều dài thân đập 208 m, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho 60 ha đất nông nghiệp của huyện.

Sau 12 năm đưa vào sử dụng, hồ chứa Thới Lới đã phát huy hiệu quả trong việc cung cấp nước tưới cho cây trồng, đặc biệt là hành, tỏi của người dân. Hồ chứa này còn bổ sung cho nguồn nước ngầm trên đảo. Tuy nhiên, hồ Thới Lới đang bị bồi lắng khiến năng lực cấp nước giảm dần. Nếu tình trạng này kéo dài, lượng nước trong hồ sẽ không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Hồ trên đỉnh núi Thới Lới, Lý Sơn. Ảnh: PL. 

UBND huyện Lý Sơn cho biết, hiện nay hồ chứa Thới Lới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu nước tưới cho người dân ở khu vực thôn Đông An Hải. Trong khi đó, biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài khiến nguồn nước ngọt tại đảo Lý Sơn giảm sút nghiêm trọng, nguồn nước ngầm bị xâm nhập mặn. 

Vì vậy, UBND huyện Lý Sơn đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi phân bổ nguồn kinh phí 50 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp hồ chứa Thới Lới. Việc này phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, du lịch của huyện đảo, cũng như nguyện vọng của người dân. Hiện UBND tỉnh Quảng Ngãi đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính xem xét đề xuất của UBND huyện Lý Sơn. Trên cơ sở đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của huyện Lý Sơn trước ngày 10/8. 

Trong những năm qua, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) phát triển kinh tế vượt bậc và dần trở thành điểm đến tham quan du lịch lý tưởng của nhiều du khách trong và ngoài nước. Thế nhưng, trở ngại lớn nhất hiện nay đối với sự phát triển Lý Sơn là tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt, nước phục vụ tưới tiêu, các ngành nghề chế biến, sản xuất trên đảo.  

Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết khó khăn lớn nhất hiện nay đối với huyện đảo là tìm nguồn nước ngọt ở đâu để vừa phục vụ sinh hoạt vừa phục vụ sản xuất. Vào mùa nắng nóng, nguồn nước ngọt trên đảo Lý Sơn chỉ đủ phục vụ khoảng 50% nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân. Khan hiếm nguồn nước ngầm và việc người dân khoan giếng khai thác quá mức, nguồn nước bị nhiễm mặn dẫn đến thiếu hụt nguồn nước trên đảo, gây nhiều khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của người dân. 

Để giải bài toán nước ngọt cho hòn đảo này, tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư nhiều dự án cung cấp nước ngọt cho Lý Sơn như công trình hệ thống cấp nước tại trung tâm huyện, được đầu tư xây dựng năm 2016, có thiết kế công suất 1.000 m3/ngày đêm; công trình nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt tại đảo Bé (An Bình), được đầu tư xây dựng năm 2012... nhưng thực tế các công trình, dự án chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu. 

 

 

Quang Linh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline