Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 15:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Đẩy nhanh xử lý các hồ sơ phát triển dự án điện gió

Thứ năm, 14/04/2022 10:04

TMO – Chủ trì cuộc họp với các đơn vị trực thuộc mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đề nghị, phải sớm giải quyết nhanh nhất các hồ sơ hoạt động đo gió.

Theo đó, để chuẩn bị cho cuộc họp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các bộ, ngành liên quan về Chiến lược phát triển điện gió. Thứ trưởng Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với các đợ vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao Tổng cục xử lý 10 hồ sơ đề nghị giao khu vực biển để thực hiện các dự án điện gió trên biển. Trong đó, Tổng cục đã tham mưu Bộ ban hành 7 Quyết định giao khu vực biển để thực hiện dự án điện gió, với tổng diện tích hơn 3.000 ha. Trong phạm vi dưới 6 hải lý, UBND các tỉnh, thành phố đã quyết định giao 22 khu vực biển thực hiện các dự án điện gió gần bờ; công suất mỗi nhà máy nhỏ hơn hoặc bằng 50 MW.

(Ảnh minh họa)

Về việc phát triển dự án điện gió, Bộ TN&MT đã giao Tổng cục xử lý 35 đề xuất khảo sát điện gió ngoài khơi phục vụ cho việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án điện gió trên biển. Trong đó, có 2 đề xuất đã được chấp thuận, còn lại 33 đề xuất đang được giải quyết., Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng, hiện nay nhu cầu đo gió, khảo sát địa chất, địa hình trên biển của các tổ chức, cá nhân đang nhiều và rất cấp thiết.

Trong thời gian chờ Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi bổ sung, để đơn giản hóa thủ tục hành chính theo kiến nghị từ tổ chức, doanh nghiệp, Bộ TN&MT đã lấy ý kiến một số Bộ, ngành địa phương liên quan trước khi xem xét, ban hành văn bản chấp thuận đo gió, khảo sát địa chất, địa hình theo đúng quy định của Nghị định số 11/2021/NĐ-CP.

Hiện nay, các Bộ cũng đã có văn bản phản hồi, cơ bản thống nhất với đề xuất và chỉ ra một số vướng mắc cần giải quyết. Theo đó, việc thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi sẽ giúp huy động nguồn lực lớn và có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, cần thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động đo gió, khảo sát địa chất, địa hình trên biển của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh trên các vùng biển nước ta, góp phần thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP 26.

Các đợ vị: Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổng cục Môi trường, Tổng cục Khí tượng thủy văn, Cục Biến đổi khí hậu, Vụ Pháp chế đã nêu ý kiến xung quanh vấn đề đơn giản hóa các trình tự, thủ tục nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp phép; quản lý, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu gió, khảo sát địa chất, địa hình trên biển; các nội dung cần đưa vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung để xây dựng các quy định chặt chẽ liên quan đến phát triển điện gió.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân khẳng định tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư phát triển điện gió. Việc giải phóng nguồn lực tài nguyên biển để khai thác, sử dụng hợp lý sẽ góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” ; góp phần thực thi cam kết của Chính phủ tại Hội nghị COP 26.

Ông Ngân đề nghị, trước mắt phải sớm giải quyết nhanh nhất các hồ sơ hoạt động đo gió. Nếu hồ sơ đã đầy đủ cần gửi ngay lấy ý kiến các Bộ ngành và phản hồi của tổ chức, doanh nghiệp.. Lưu ý, phải ưu tiên vấn đề an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

 

Phạm Dung

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline