Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 11/05/2025 04:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Chủ nhật, 11/05/2025

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm lúa gạo

Thứ bảy, 04/03/2023 05:03

TMO - Tỉnh Thái Bình hướng tới mục tiêu phát huy những lợi thế góp phần phát triển thương hiệu các khu vực sản xuất lúa gạo địa phương, đảm bảo chất lượng sản lượng cung ứng ra thị trường, đồng thời, đẩy mạnh kênh tiêu thụ truyền thống, mở rộng kênh phân phối trực tuyến, quảng bá rộng rãi thương hiệu gạo Thái Bình.

Thái Bình là tỉnh có diện tích cấy lúa lớn trong khu vực đồng bằng sông Hồng, với diện tích khoảng 155.000ha, sản lượng thóc khoảng 1 triệu tấn/năm, trong đó có khoảng 40% tiêu thụ trong tỉnh, còn lại ở trong nước và xuất khẩu. Tỷ lệ giống lúa chất lượng cao đang được gieo cấy tại địa phương hiện đạt hơn 40%. Hiện nay 100% diện tích trồng lúa được cơ giới hóa trong khâu làm đất, 15% diện tích được cấy bằng máy, 80% được gặt máy.

Thái Bình đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch lúa. Ảnh: TL. 

Từ năm 2021, khâu sấy sản phẩm đã được quan tâm và bắt đầu chuyển giao ở nhiều HTX và doanh nghiệp, từ đó từng bước giải quyết bài toàn tổn thất sau thu hoạch. Sở Công thương tỉnh Thái Bình, hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 200 cơ sở xay xát chế biến lúa gạo, trong đó có 20 công ty, 4 HTX có quy mô vừa và lớn, áp dụng dây truyền hiện đại, tự động hóa trong xay xát; 170 cơ sở sơ chế, chế biến quy mô hộ gia đình. Tổng công suất chế biến trên 200.000 tấn/năm.

Thái Bình đã hỗ trợ xây dựng và phát triển hơn 35 nhãn hiệu gạo như: Gạo làng Giắng, gạo Nếp Keo, gạo chợ Gốc, gạo A Sào, gạo niêu Vàng… và đang tập trung xây dựng thương hiệu lúa gạo Thái Bình. Đây là cơ hội, lợi thế để lúa gạo Thái Bình tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, quy cách sản phẩm và bao gói để thâm nhập và mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước, tận dụng các cơ hội từ 17 Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết tham gia để mở rộng thị trường.

Thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành một số chương trình, đề án, kế hoạch phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu như: Đề án đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch thực hiện Quyết định 1163/QĐ- TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, lấy công nghiệp chế biến, chế tạo làm ngành chủ lực, xúc tiến kết nối tiêu thụ sản phẩm nông, thuỷ sản, công nghiệp tiêu biểu góp phần phát triển kinh tế của tỉnh...  

Trên thị trường, các mặt hàng gạo của Thái Bình có mặt tại hệ thống siêu thị, tiêu thụ mạnh trên các sàn thương mại điện tử. Ngoài ra, trên địa bàn có 4 doanh nghiệp được Bộ Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Một số mặt hàng gạo được xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và một số nước, vùng lãnh thổ.

Sản phẩm gạo của các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Bình được tăng cường quảng bá, xúc tiến tiêu thụ. 

Trong những năm qua, Sở Công thương tỉnh đã phối hợp với các đơn vị, hợp tác chặt chẽ với các tổ chức xúc tiến của các tỉnh bạn, các cơ tổ chức, doanh nghiệp liên quan, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng cả kênh phân phối truyền thống và hiện đại, củng cố và đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường.

Đồng thời, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ, hợp tác chặt chẽ với các tổ chức xúc tiến của các tỉnh bạn, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan, triển khai các chương trình mở rộng cả kênh phân phối truyền thống và hiện đại, củng cố và đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường được tổ chức thường xuyên, liên tục như: Tham gia các hội chợ triển lãm tổng hợp và chuyên ngành trong nước và quốc tế, tổ chức các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, phát triển điểm bán hàng Việt, điểm bán sản phẩm OCOP, cải tạo nâng cấp chợ truyền thống, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử để quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm qua kênh trực tuyến theo kế hoạch được UBND tỉnh ban hành hàng năm... góp phần thiết thực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục hồi kinh tế sau đại dịch, trong đó có ngành hàng lúa gạo.

Mới đây, tại Hội nghị phát triển thị trường lúa, gạo tỉnh Thái Bình năm 2023,  Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, để phát triển được thị trường lúa, gạo theo các chuyên gia, Thái Bình cần chú trọng phát triển dòng lúa chất lượng cao, gạo đặc sản của tỉnh để chiếm lĩnh ngay thị trường trong nước và vươn tới xuất khẩu.

Bên cạnh đó, tỉnh sớm quy hoạch vùng nguyên liệu, chọn tạo bộ giống gạo ngon đủ sức cạnh tranh, có quy trình sản xuất an toàn, bền vững, có chiến lược tuyên truyền, quảng bá bài bản, lâu dài, gắn sản phẩm lúa gạo với hình ảnh của địa phương. Bên cạnh nâng cao chất lượng bảo quản, đóng gói, các chuyên gia cho rằng nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp cần có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ hơn; tỉnh cũng nên ưu tiên nguồn lực đầu tư cho phát triển thương hiệu, mẫu mã sản phẩm gạo đủ sức hấp dẫn…

Theo Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2025, lúa gạo được xếp vào nhóm sản phẩm cạnh tranh. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích lúa khoảng 115.000 ha/năm, sản lượng ước đạt 753.000 tấn; trong đó, 94% sản lượng phục vụ chế biến, tiêu thụ trong nước (thị trường trong tỉnh chiếm 39%, tỉnh ngoài 55%); 6% sản lượng phục vụ xuất khẩu.

Đồng thời, tỉnh thực hiện mở rộng diện tích cấy giống lúa chất lượng cao, lúa hữu cơ theo thổ nhưỡng của từng vùng; chế biến sâu và đa dạng các sản phẩm chế biến từ gạo quảng bá nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống của tỉnh... Thái Bình phấn đấu có từ 30 - 40% diện tích, tương đương từ 50.000 - 60.000 ha có liên kết sản xuất, diện tích lúa chất lượng cao đạt từ 50-60%, lợi nhuận người trồng lúa hàng hóa đạt từ 30% trở lên vào năm 2025.

 

 

Hồng Thắm 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline