Hotline: 0941068156

Thứ ba, 23/04/2024 21:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ ba, 23/04/2024

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, thực phẩm sang thị trường Châu Phi

Thứ hai, 13/06/2022 21:06

TMO - Theo các chuyên gia, hiện nay thị trường Châu Phi còn nhiều dư địa cho doanh hàng hóa, thực phẩm Việt Nam, nhất là những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng lớn như: Gạo, cà phê, hạt tiêu...

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Châu Phi đạt 2,24 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2020.  Trong đó, 5 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi đạt 1,15 tỉ USD, giảm nhẹ 2,6% so với cùng kỳ năm trước. 

Vấn đề an ninh lương thực vốn được các nước Châu Phi quan tâm trong bối cảnh đại dịch. Trong khi đó, sản xuất gạo của các nước Châu Phi chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của khu vực này.

Do đó, gạo Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước Châu Phi, đặc biệt là Bờ Biển Ngà, Ghana, Mozambique. Hiện nay, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Châu Phi là gạo (chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi).

Ngành hàng gạo của Việt Nam còn nhiều dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Phi 

Bên cạnh đó, Châu Phi cũng có nhu cầu lớn về mặt hàng cà phê và hạt tiêu. Hàng năm, Châu Phi dành khoảng 750 triệu USD để nhập khẩu cà phê. Trong đó, Việt Nam là 1 trong 5 thị trường cung ứng chính. 

Nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng thực phẩm của Việt Nam tìm kiếm đối tác, kết nối các cơ hội kinh doanh và xuất khẩu thực phẩm sang thị trường các nước Châu Phi, trong hai ngày 14 và 15/6/2022, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại Châu Phi tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến thực phẩm Việt Nam - Châu Phi 2022.

Theo thông tin từ Ban tổ chức, hội nghị sẽ bao gồm phiên toàn thể và các phiên giao thương doanh nghiệp. Tại phiên toàn thể, đại diện một số Thương vụ Việt Nam tại các nước châu Phi sẽ giới thiệu về tiềm năng, nhu cầu và cơ hội đối với các loại thực phẩm, cá và thuỷ hải sản khác của Việt Nam tại thị trường châu Phi.

Qua thực tế triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại có thể nhận thấy những quốc gia nằm sâu trong lục địa châu Phi chịu ảnh hưởng của khí hậu sa mạc ở Tây và Trung Phi rất khó khăn về trồng trọt, sản xuất lương thực, thực phẩm nên nhu cầu nhập khẩu rất lớn.

Như vậy, còn nhiều dư địa phát triển xuất khẩu cho nhóm hàng thực phẩm của Việt Nam sang thị trường châu Phi, nhất là những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng lớn, sản xuất nội khối của châu Phi chưa đủ đáp ứng như sản phẩm chế biến từ cà phê, hạt tiêu, gạo…

Tuy nhiên, để xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt là nhóm hàng thực phẩm, sang châu Phi, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn như vấn đề vận chuyển và bảo quản hàng phù hợp để di chuyển qua chặng đường xa, nhiều thủ tục, luật lệ trong thương mại của hầu hết các quốc gia châu Phi còn chưa phát triển.

Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, tìm ra những mặt hàng không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu thị trường mà còn giải quyết được các bài toán liên quan đến các khâu logistics cho hàng thực phẩm.

 

Việt Nga 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline