Hotline: 0941068156

Thứ hai, 24/02/2025 02:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Thứ hai, 24/02/2025

Đẩy mạnh xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu nông sản

Thứ ba, 15/11/2022 08:11

TMO - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai cho biết, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể được sử dụng nhằm khẳng định giá trị của các sản phẩm mang đặc trưng của một vùng nhất định, hạn chế tình trạng làm hàng nhái. Vì vậy, việc tạo lập thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực là rất cần thiết, là cơ sở mang lại lợi thế trong sản xuất kinh doanh. 

Thời gian qua, nông sản tại Gia Lai gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với nông sản nhập ngoại do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chính là chưa kết nối được sản phẩm của người sản xuất đến người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho nông sản là điều cần thiết nhằm truyền tải được thông điệp về giá trị và cam kết chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất tới người tiêu dùng.

Trong giai đoạn 2016-2021, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai đã hỗ trợ và chủ trì lập hồ sơ xác lập quyền cho 14 sản phẩm địa phương, chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, cụ thể: 8 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ gồm nhãn hiệu chứng nhận Gạo Phú Thiện, Rau An Khê, Rau Đak Pơ, Gạo Ia Lâu - Chư Prông, Phở khô Gia Lai, Bò Krông Pa - Gia Lại; chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo Ba Chăm của huyện Mang Yang; chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồ tiêu của huyện Chư Sê.

Bên cạnh đó, 4 sản phẩm đã nộp đơn đăng ký bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận và có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ của Cục Sở hữu trí tuệ gồm Khoai lang Lệ Cần - Đak Đoa, Chôm chôm Ia Grai, Chanh dây Gia Lai, Mật ong hoa cà phê Gia Lai. Hai sản phẩm trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ để nộp đơn gồm: chỉ dẫn địa lý Gia Lai cho sản phẩm cà phê, nhãn hiệu chứng nhận Thuốc lá Krông Pa.  

Hồ tiêu tại vùng tiêu Chư Sê là một trong 2 sản phẩm được cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh 

Toàn tỉnh hiện có 2 sản phẩm được cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý là hồ tiêu Chư Sê và gạo Ba Chăm. Gia Lai hiện đang có 4 sản phẩm đã nộp đơn đăng ký bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận và có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ của Cục Sở hữu trí tuệ gồm: khoai lang Lệ Cần-Đak Đoa, chôm chôm Ia Grai, chanh dây Gia Lai, mật ong hoa cà phê Gia Lai. 2 sản phẩm trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ để nộp đơn gồm: chỉ dẫn địa lý Gia Lai cho sản phẩm cà phê, Nhãn hiệu chứng nhận thuốc lá Krông Pa. 

Cùng với công tác xây dựng sản phẩm được cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý, việc nâng cấp sản phẩm/bộ sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cũng là bước tiến đi đến xây dựng thương hiệu. Riêng năm 2022, Gia Lai đã công nhận 31 sản phẩm/bộ sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (chủ yếu thuộc các nhóm chế biến nông-lâm-thủy sản, thực phẩm…). Các sản phẩm này đều mang nét đặc trưng, được các cơ sở khai thác dựa trên tiềm năng, thế mạnh vốn có của từng địa phương như: cà phê, mật ong, tiêu, mắc ca, hạt điều, chanh dây, gạo, thịt bò khô, thịt bò một nắng, chả cá thác lác, nhung hươu, các sản phẩm từ dược liệu…Đây là cơ sở để các ngành chức năng có kế hoạch hỗ trợ, xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển.  

Thời gian tới, nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng, các địa phương tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tăng cường đào tạo, tập huấn cho người nông dân, từ đó họ áp dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, hộ nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, sạch, theo tiêu chuẩn GAP, quy trình hữu cơ. Sản phẩm mang nhãn hiệu sản phẩm chủ lực địa phương đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và một số thị trường xuất khẩu.

 

 

Minh Tiến 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline