Hotline: 0941068156

Thứ năm, 28/03/2024 17:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 28/03/2024

Đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác khí tượng thủy văn

Thứ hai, 13/06/2022 20:06

TMO - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, viễn thám và các công nghệ hiện đại khác trong công tác khí tượng thủy văn.

Theo đó, để hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, tăng cường quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn, Bộ TN&MT tập trung ưu tiên rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy định pháp luật về khí tượng thủy văn; xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khí 2 tượng thủy văn; hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến hoạt động khí tượng thủy văn.

Bộ TN&MT tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn trên cơ sở củng cố tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp và rõ chức năng, nhiệm vụ; xác định rõ vai trò, trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác khí tượng thủy văn.

Bộ đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống quan trắc, thông tin dữ liệu, nâng cao năng lực công nghệ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng chất lượng dự báo.

Bộ TN&MT hiện đại hóa công tác thu nhận dữ liệu khí tượng thủy văn

Theo đó, Bộ TN&MT tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn đảm bảo sự lồng ghép tối đa giữa các mạng lưới quan trắc thuộc ngành TN&MT, lấy mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn làm nòng cốt trong tổng thể mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên môi trường quốc gia; từng bước hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo hướng tự động hóa.

Bộ TN&MT thực hiện hoàn thiện hệ thống tích hợp dữ liệu tập trung; thực hiện các hoạt động chuyển đổi số lĩnh vực khí tượng thủy văn, hiện đại hóa công tác thu nhận dữ liệu khí tượng thủy văn; Tăng cường dự báo dài hạn về khí tượng, thủy văn, hải văn, nguồn nước, nhất là với các sông xuyên biên giới; xây dựng hệ thống hỗ trợ dự báo khí tượng thông minh; hệ thống dự báo tác động.

Đánh giá tổng thể và phân vùng chi tiết rủi ro thiên tai khí tượng, thủy văn, hải văn; đánh giá và cập nhật tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước, xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo lũ quét, sạt lở đất thời gian thực cho các khu vực vùng núi, trung du, chi tiết tới cấp huyện, xã và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh đầu tư hiện đại hóa, ngành khí tượng thủy văn tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, viễn thám và các công nghệ hiện đại khác trong công tác khí tượng thủy văn; triển khai các đề án, dự án, chương trình khoa học công nghệ trọng điểm.

Để thực hiện các nội dung trên, Kế hoạch nhấn mạnh việc phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. 

Cụ thể, Bộ TN&MT tập trung xây dựng và hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác khí tượng thủy văn, tăng cường đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực khí tượng thủy văn. Cùng với đó, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, viễn thám và các công nghệ hiện đại khác trong công tác khí tượng thủy văn, triển khai các đề án, dự án, chương trình khoa học công nghệ trọng điểm về khí tượng thủy văn.

Để giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng dân cư, giúp người dân hiểu về thiên tai để chủ động phòng chống, ngành khí tượng thủy văn tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cộng đồng về khí tượng thủy văn.

Đồng thời hoàn thiện các chương trình, tài liệu tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cộng đồng về khí tượng thủy văn; xây dựng hệ thống truyền thông tác động của thiên tai, rủi ro thiên tai khí tượng thủy văn đối với các hoạt động kinh tế - xã hội, đời sống dân sinh.

Thực hiện các nội dung trên, Bộ TN&MT giao Tổng cục Khí tượng Thủy văn thực hiện nhiệm vụ đầu mối tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với bộ, ngành và địa phương có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch. Định kỳ sơ kết, tổng kết báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện, đề xuất các biện pháp cần thiết đảm bảo thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Kế hoạch này.

 

Hoài Nguyễn 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline