Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 14:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Đẩy mạnh quản lý nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu

Thứ tư, 08/02/2023 22:02

TMO - UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai các giải pháp nhằm giảm dần, tiến tới không còn diện tích nhà kính tại các khu vực nội ô, nội thị, khu dân cư trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các huyện lân cận; chuyển dần sang phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp du lịch cảnh quan gắn với bảo vệ cảnh quan môi trường...   

Hiện nay, diện tích nhà kính toàn tỉnh đạt 4.476 ha, trong đó thành phố Đà Lạt chiếm 57% với 2.500 ha. Ngoài ra, huyện Lạc Dương có 942 ha nhà kính (21,7%), Đơn Dương 340 ha (7,8%), Đức Trọng 193 ha (4,5%), Lâm Hà 280 ha (6,5%)...Phần lớn nhà kính trên địa bàn là loại đơn giản do người dân tự lắp ráp bằng tầm vông, sắt; loại hiện đại nhập khẩu chỉ chiếm 3,8%. 

Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, bên cạnh lợi ích kinh tế do công nghệ nhà kính mang lại trong sản xuất nông nghiệp, việc phát triển quá nhanh, thiếu kiểm soát đã ảnh hưởng mỹ quan đô thị, môi trường; nhiều loài thiên địch trong nhà kính giảm, ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật sống trong tự nhiên. Sử dụng nhà kính không đạt chuẩn, phát triển tự phát với tốc độ nhanh, mật độ xây dựng cao tại một số khu vực đã tác động xấu đến cảnh quan, môi trường; tính đa dạng sinh học bị hạn chế, thành phần nhiều loài thiên địch trong nhà kính giảm, ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật sống trong tự nhiên. Tỷ lệ sử dụng nhà kính không đạt chuẩn ở mức cao sẽ tạo dòng chảy lớn, gây lũ quét, làm giảm khả năng thẩm thấu nước dẫn đến nguy cơ giảm mực nước ngầm.

Trước những đánh giá trên UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án Quản lý nhà kính, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với mục tiêu:  Giải tỏa 100% nhà kính xây dựng trái quy định: trên đất lâm nghiệp; hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; khu vực di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; hành lang bảo vệ công trình thủy lợi và nguồn nước; khu vực công trình an ninh, quốc phòng và các công trình khác theo quy định của pháp luật.

Đến năm 2025 giảm 20% diện tích nhà kính sản xuất nông nghiệp tại các vùng nội ô, nội thị, khu dân cư (các phường trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các thị trấn các huyện lân cận) so với hiện trạng của năm 2022. Đến năm 2030 giảm dần, tiến tới không còn diện tích nhà kính tại khu vực nội ô, nội thị, khu dân cư trên địa bàn thành phố Đà Lạt so với hiện trạng năm 2022. Xác định các vùng được phép sử dụng nhà kính sản xuất nông nghiệp để khuyến khích, hỗ trợ người dân nâng cấp, cải tạo, chuyển đổi đảm bảo nhà kính đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và cảnh quan môi trường.

Tỉnh Lâm Đồng triển khai các giải pháp giảm dần, tiến tới không còn diện tích nhà kính tại các khu vực nội ô, nội thị, khu dân cư trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các huyện lân cận. Ảnh: V.Linh 

Thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị rà soát, thống kê, lập kế hoạch giải tỏa, di dời diện tích nhà kính xây dựng trái quy định: UBND các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, rà soát, thống kê, lập danh sách các trường hợp xây dựng nhà kính trái quy định: trên đất lâm nghiệp; khu vực di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu vực bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng; hành lang bảo vệ công trình thủy lợi và các nguồn nước (sông, suối, hồ thủy điện, hồ thủy lợi và hồ tự nhiên, nhân tạo trong đô thị); nhà kính xây dựng vi phạm hành lang giao thông, các công trình và hành lang các loại đất khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, các địa phương căn cứ kế hoạch, lộ trình giải tỏa, di dời diện tích nhà kính đã được phê duyệt, thông báo cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và thực hiện tuyên truyền, vận động tự giác tháo dỡ, di dời; đối với trường hợp chủ sử dụng không tự giác chấp hành thì tiến hành tổ chức cưỡng chế tháo dỡ theo đúng trình tự, thủ tục và các quy định có liên quan. Diện tích đất sau khi giải tỏa, di dời nhà kính thực hiện quản lý, sử dụng; cụ thể như sau:

Đối với diện tích quy hoạch là đất lâm nghiệp theo Đề án “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp; khôi phục và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030” (Đề án 1836) mà người dân canh tác ổn định trước năm 2016; diện tích nhà kính sau khi giải tỏa được trồng cây nông nghiệp nhưng phải trồng cây đa mục đích, cây công nghiệp để đảm bảo độ che phủ tối thiểu 10%. Đối với diện tích lấn chiếm từ năm 2016 trở lại đây, sau khi giải tỏa nhà kính, bắt buộc phải khôi phục lại rừng bằng cách trồng các loại cây lâm nghiệp, cây đa mục đích.

Trên diện tích đất khác (vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông, công trình thủy lợi, khu vực di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu vực bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng;...). Sau khi giải tỏa nhà kính thì được phép sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng không ảnh hưởng đến môi trường và phạm vi các công trình.

Giảm diện tích nhà kính tại các vùng nội ô của thành phố Đà Lạt và các thị trấn với việc triển khai đồng bộ  các giải pháp để quản lý, kiểm soát nhà kính tại các khu vực nội ô thành phố Đà Lạt (gồm các phường: 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12) theo hướng giảm dần hiện trạng nhà kính đến năm 2025. Cụ thể, như sau: Năm 2023: Diện tích nhà kính giảm còn 95% so với hiện trạng năm 2022 (tương đương diện tích 2.425 ha).  Năm 2024: Diện tích nhà kính giảm còn 90% so với hiện trạng năm 2022 (tương đương diện tích 2.300 ha).

Tỉnh Lâm Đồng hướng đến mục tiêu xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Năm 2025: Diện tích nhà kính giảm còn 80% so với hiện trạng năm 2022 (tương đương diện tích 2.045 ha). Đối với các thị trấn của các huyện: diện tích nhà kính giảm dần và được kiểm soát mật độ xây dựng đối với các khu vực đất sản xuất nông nghiệp tại trung tâm thị trấn, đảm bảo diện tích nhà kính không quá 20% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của từng thị trấn. Đến năm 2030: Giảm dần không còn diện tích nhà kính tại nội ô thành phố Đà Lạt (gồm các phường: 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12).

Xây dựng mới nhà kính đảm bảo quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp: Đối với các dự án đầu tư lĩnh vực nông nghiệp có hạng mục đầu tư xây dựng nhà kính và thuộc các khu vực phải cấp phép xây dựng: thực hiện theo các quy định quản lý xây dựng, sau khi đáp ứng các tiêu chí về mật độ xây dựng nhà kính và đảm bảo khu vực xây dựng nhà kính ngoài khu vực nội ô tại thành phố Đà Lạt, các thị trấn ở các huyện.

Đối với các xã vùng ngoại ô thành phố Đà Lạt (Xuân Trường, Xuân Thọ, Tà Nung, Trạm Hành) và các xã thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh khuyến khích phát triển nhà kính đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng đảm bảo không quá 20% tổng diện tích đất nông nghiệp của từng xã và đảm bảo hệ thống thu nước, thoát nước, đường đi trong khu sản xuất, tỷ lệ trồng cây xanh, diện tích canh tác ngoài trời.

Đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất, ứng dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp không dùng nhà kính: Rà soát các chủng loại cây trồng khuyến cáo cho các tổ chức, cá nhân canh tác ngoài trời: Để thực hiện mục tiêu giảm dần diện tích nhà kính tại các khu vực có mật độ xây dựng nhà kính cao và chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ diện tích canh tác bằng nhà kính sang canh tác ngoài trời của từng tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.

Tùy theo điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện canh tác các địa phương lựa chọn loại cây trồng không mẫn cảm nhiều với thời tiết, dịch hại virus không nhất thiết canh tác trong nhà kính, cho hiệu quả kinh tế tương đương và phù hợp với thị trường để hướng dẫn nông dân chuyển sang sản xuất ngoài trời, gồm cây rau (cải bắp, súp lơ, cải thảo, cà rốt, khoai tây, đậu cove, hành tây, xà lách, rau gia vị, bí các loại,...); hoa các loại (hoa thạch thảo, lavender, hoa lay ơn, hoa hướng dương, ...và một số giống hoa mới nhập khẩu); cây dược liệu (Actiso, phúc bồn tử, đương quy,....); cây ăn quả (chanh dây, Cherry, mận,..).

Khảo nghiệm, xây dựng bộ giống cây rau, hoa, cây đặc sản phù hợp với canh tác ngoài trời, hoàn thiện quy trình canh tác các giống cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế để canh tác ngoài trời: Khảo nghiệm để chọn lọc 03-05 bộ giống cây rau, hoa, quả và dược liệu triển vọng để canh tác ngoài trời cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao; có lợi thế cho vùng sản xuất không sử dụng nhà kính; xây dựng, hoàn thiện các quy trình canh tác cây trồng ngoài trời ứng dụng công nghệ cao để chuyển giao, nhân rộng trong sản xuất.

Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu: Từng địa phương định hướng vùng sản xuất và xây dựng kế hoạch, lộ trình để phát triển các mô hình kiểu mẫu tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, từng bước hạn chế phát triển, tiến tới giảm dần diện tích nhà kính. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không sử dụng nhà kính, trồng cây xanh trên bờ lô, bờ thửa, xây dựng đường nội đồng, ao hồ chứa nước, mương thoát nước đảm bảo hiệu quả kinh tế và bảo vệ cảnh quan môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

 

Lê Hồng 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline