Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 17:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Đẩy mạnh phát triển kinh tế dưới tán rừng

Thứ tư, 23/02/2022 15:02

TMO - Với diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất rất lớn, tỉnh Đồng Nai đang triển khai các kế hoạch nhằm khai thác kinh tế dưới tán rừng, đặc biệt là triển vọng cây dược liệu.

Đồng Nai là địa phương có tỷ lệ che phủ rừng lớn nhất trong khu vực Nam bộ. Trong đó, diện tích rừng của tỉnh này là hơn 172 ngàn ha, gồm 123,7 ngàn ha rừng tự nhiên, 49 ngàn ha rừng trồng. Hiện nay, tỉnh Đồng Nai vẫn đang thực hiện chủ trương đóng tất cả các loại rừng tự nhiên. Với rừng phòng hộ và rừng sản xuất, tỉnh đặt ra nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng phát triển kinh tế dưới tán rừng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đồng Nai, tỉnh hiện có khoảng 100 ha rừng phòng hộ đặc dụng vẫn chưa được khai thác tiềm năng phát triển kinh tế dưới tán rừng. Nguồn tài nguyên này nhiều năm qua vẫn được tỉnh nỗ lực giữ gìn và phát triển. Đồng thời, tỉnh thực hiện nhiều giải pháp để cân bằng, hài hòa giữa khai thác kinh tế từ rừng và chung tay bảo vệ môi trường. 

Ngành lâm nghiệptỉnh Đồng Nai đẩy mạnh áp dụng mô hình phát triển kinh tế dưới tán  

Ngành lâm nghiệp tỉnh đang tích cực tìm kiếm, áp dụng nhiều mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng nhằm mang lại nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế, môi trường, giúp công tác quản lý, phát triển rừng bền vững hơn. Gần đây Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai đã đăng ký với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện đề tài xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây mật nhân. Đơn vị này đang triển khai thực hiện, dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ hoàn thành.

BQL rừng Xuân Lộc áp dụng các mô hình vừa đảm bảo đúng mục đích sử dụng đất, vừa góp phần tăng nguồn thu cho người trồng rừng

Thời gian qua, các mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng cũng được người dân triển khai như: Trồng vối, đinh lăng, bạc hà, nghệ vàng… dưới tán rừng. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Xuân Lộc đã tổ chức trồng thí điểm 3 mô hình, bước đầu cho kết quả tốt như: Trồng điều và cây dược liệu như quế, sả kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp như sao, dầu. Trồng điều, rau rừng kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp và mô hình trồng điều, chuối rừng kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp.

Theo Ban quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Xuân Lộc (Đồng Nai), đơn vị được giao quản lý hơn 10 ngàn ha đất rừng và đất lâm nghiệp, chủ yếu là rừng trồng. Đến nay, BQL đã tiến hành giao khoán cho hơn 2.200 hộ dân trên địa bàn huyện Xuân Lộc với hơn 7.000 ha rừng, trong đó có một phần diện tích rừng keo lai cùng trồng và khai thác. Giá trị kinh tế thu trên diện tích đất rừng thời gian qua còn thấp, bình quân chỉ thu được khoảng 20 - 25 triệu đồng/ha/năm.

Mô hình trồng nấm linh chi dưới tán rừng phòng hộ Xuân 

Mới đây, BQL Rừng phòng hộ Xuân Lộc vừa tiến hành ký hợp tác trồng nấm thảo dược dưới tán rừng nhằm tạo sinh kế cho người dân theo đúng quy định của nhà nước, vừa với tinh thần hợp tác hai bên cùng có lợi. Việc hợp tác trồng nấm thảo dược dưới tán rừng sẽ chỉ sử dụng phần đất dưới tán rừng, không sử dụng quỹ đất khác. Trước mắt, BQL sẽ tổ chức triển khai trên diện tích rừng keo lai tập trung do BQL trực tiếp sản xuất. 

Việc phát triển kinh tế dưới tán rừng đã được Chính phủ, Bộ NN&PTNT cùng các địa phương có diện tích rừng lớn nghiên cứu và áp dụng từ khá lâu. Tùy theo đặc thù của từng địa phương, từng loại rừng, kinh tế dưới tán rừng có thể khai thác mạnh ở các ngành khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều phải giữ gìn diện tích rừng, khai thác có hiệu quả nguồn lâm sản, trồng và phát triển thêm nhiều diện tích rừng  cho tương lai…

 

 

Nguyễn Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline