Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 12:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ rừng

Thứ tư, 18/10/2023 07:10

TMO - Trong giai đoạn 2024-2025, tỉnh Kon Tum và tỉnh Attapư (Lào) sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, phối hợp trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm để kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp và hợp tác về phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi dọc theo biên giới thuộc hai tỉnh.

Tỉnh Kon Tum và tỉnh Attapư có chung đường biên giới dài hơn 75km; diện tích rừng khu vực giáp ranh tương đối lớn với trên 39.000ha. Rừng nơi đây phân bố nhiều loài động, thực vật có giá trị song địa hình hiểm trở, chia cắt xa khu dân cư nên luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các vi phạm về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Sau khi ký kết, hai tỉnh đã nỗ lực, quyết tâm trong việc kiểm soát tình hình vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp tại khu vực biên giới của mỗi tỉnh và công tác phối hợp trao đổi thông tin, nên công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực biên giới hai tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng đã được giảm thiểu, góp phần thực hiện tốt các nội dung đã ký kết.

Chỉ tính riêng giai đoạn 2019-2023, lực lượng kiểm lâm tỉnh Kon Tum đã mở gần 600 lượt tuần tra, kiểm tra, phát hiện 35 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, thu hơn 250 m3 gỗ tròn các loại, trên 4,6 ha rừng bị thiệt hại. Đồng thời, lực lượng chức năng tỉnh Attapư tổ chức 79 đợt tuần tra, truy quét, tịch thu hơn 48 m3 gỗ, 10 con chồn hương và nhiều lâm sản khác.

Giai đoạn 2024-2025, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum và Sở Nông Lâm tỉnh Attapeu tăng cường hợp tác, phối hợp trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm để kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp và hợp tác về phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi dọc theo biên giới thuộc hai tỉnh. Trong trường hợp nghi vấn và trên cơ sở thông tin nắm bắt được về tình hình quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng tại khu vực biên giới, hai bên thông báo cho nhau biết và phối hợp giải quyết kịp thời.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum và Sở Nông Lâm tỉnh Attapeu tăng cường hợp tác, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp (Ảnh minh họa: QT). 

Bên cạnh đó, mỗi bên tiếp tục tăng cường kiểm tra, theo dõi nghiêm ngặt những trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản và các loài động vật hoang dã theo pháp luật của nước mình, đồng thời trao đổi thông tin và phối hợp giải quyết trên cơ sở tuân thủ luật pháp của mỗi nước và thông lệ quốc tế. Hai bên tăng cường phối hợp chặt chẽ trong triển khai các hoạt động tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; kiểm tra, ngăn chặn vi phạm về khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản như: gỗ, lâm sản ngoài gỗ, động vật hoang dã... tại khu vực biên giới phù hợp với pháp luật của mỗi nước.

Để nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp quản lý, bảo vệ rừng vùng biên giới, Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum đề nghị trong thời gian tới, chính quyền hai tỉnh quan tâm phối hợp chặt chẽ và chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương vùng biên giới tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung của Bản ghi nhớ đã ký kết; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng cho nhân dân khu vực vùng biên giới. Đồng thời, tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin để kiểm soát và ngăn chặn những hành vi khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật ở khu vực biên giới và hợp tác về phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi dọc theo biên giới giữa hai bên.

Thời gian qua, Cục Kiểm lâm Việt Nam và Cục Thanh tra Lâm nghiệp Lào đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Biên bản ghi nhớ giữa hai bên giai đoạn 2017 - 2022 và thảo luận các hoạt động phối hợp giai đoạn 2023 - 2028.

Theo đó, giai đoạn 2023 - 2028, hai bên sẽ tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm để kiểm soát và ngăn chặn những hành vi săn bắn, khai thác, buôn bán, vận chuyển trái phép gỗ, lâm sản, các loài hoang dã ở khu vực biên giới giữa hai nước. Mỗi bên tăng cường kiểm tra, theo dõi nghiêm ngặt những trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu gỗ, lâm sản và các loài hoang dã dọc biên giới hai nước, đồng thời thường xuyên trao đổi thông tin và phối hợp giải quyết các trường hợp vi phạm trên cơ sở tuân thủ luật pháp của mỗi nước.

Cục Kiểm lâm Việt Nam và Cục Thanh tra Lâm nghiệp Lào đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng. Ảnh: NL. 

Cục Kiểm lâm Việt Nam và Cục Thanh tra Lâm nghiệp Lào thống nhất sẽ trao đổi thông tin về các quy định, chính sách mới trong quản lý, bảo vệ rừng, buôn bán gỗ và động vật hoang dã. Hai bên tiếp tục ủng hộ nhau tại các diễn đàn quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật. Hai Cục tăng cường hợp tác về phòng, chống cháy rừng trên phạm vi lãnh thổ dọc biên giới hai nước, phối hợp xây dựng hệ thống phát hiện sớm và giám sát sự thay đổi rừng.

Bên cạnh đó, hai bên sẽ phối hợp thực hiện nhiều hoạt động nhằm thích ứng với sự thay đổi của thị trường quốc tế về gỗ và sản phẩm từ gỗ, đặc biệt là sự thay đổi của những thị trường lớn; tăng cường năng lực quản lý rừng bền vững, chứng chỉ rừng và quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc; tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào sản xuất, chế biến lâm sản phù hợp với pháp luật hiện hành của hai nước.

Cục Kiểm lâm Việt Nam và Cục Thanh tra Lâm nghiệp Lào thống nhất giám sát và thúc đẩy các hoạt động thương mại lâm sản, tăng cường phối hợp ngăn chặn tình trạng vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động, thực vật quý hiếm qua biên giới; hợp tác trong các hoạt động tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Hai bên nhất trí phối hợp đề xuất các chương trình, dự án song phương và huy động từ các tổ chức quốc tế nhằm xây dựng khu dự trữ sinh quyển liên biên giới đề xuất UNESCO công nhận; hợp tác giám sát bảo tồn và phục hồi các loài nguy cấp; tìm kiếm, gây nuôi và phục hồi quần thể Sao la ở Trung Trường Sơn, tăng cường quản lý, chia sẻ kinh nghiệm trong bảo tồn loài Sao la…

Đường biên giới giữa Việt Nam và Lào dài khoảng 2.340 km, trải dài qua 10 tỉnh của Việt Nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh biên giới của nước bạn Lào là Phongsali, LuanPrabang, Huaphanh, Xiengkhuang, Bolikhamxay, Khammuane, Savannakhet, Saravane, Sekong và Attapeu. Dọc tuyến biên giới Việt - Lào có 7 cửa khẩu quốc tế và 6 cửa khẩu chính.

Qua 5 năm (2017 - 2022) thực hiện các nội dung trong Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Hợp tác trong việc kiểm soát khai thác gỗ trái phép ở các khu vực biên giới có rừng, kiểm soát, đối chiếu việc xuất nhập khẩu gỗ và động vật hoang dã trong một số đường mòn biên giới được tăng cường, góp phần ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán gỗ và động vật hoang dã, quý hiếm trái phép dọc biên giới. 

 

 

Đức Mạnh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline