Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 20:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Đẩy mạnh cơ giới hóa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và chế biển nông sản

Thứ ba, 06/02/2024 08:02

TMO - Tỉnh Gia Lai hướng đến mục tiêu phát triển cơ giới hóa nông nghiệp đồng bộ và chế biến nông lâm thủy sản về cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị và điều kiện đầu tư phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất của từng vùng sản xuất, địa phương, ưu tiên đối với vùng sản xuất hàng hóa tập trung, trọng điểm và ngành hàng có giá trị gia tăng cao, sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết vùng.

Theo đó, địa phương này sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển cơ giới hóa phải gắn với quá trình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với chuỗi giá trị thông qua các mô hình hợp tác, liên kết tổ chức sản xuất; sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, hữu cơ, tuần hoàn, công nghệ cao và sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nắm bắt cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), số hóa, tự động hóa để phát triển cơ giới hóa trong nông nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh, hiệu quả và bền vững thích nghi với lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất của tỉnh.

Qua đó, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động ở nông thôn; ưu tiên phát triển cơ giới hóa vào cây trồng và vật nuôi có khối lượng hàng hóa tương đối lớn, giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định. Đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường nông nghiệp tại các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung được cơ giới hóa. Khuyến khích đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản của các địa phương nhằm phát huy lợi thế của từng vùng miền, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Tỉnh Gia Lai đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp. Đối với trồng trọt: Sản xuất cây trồng chủ lực đạt trên 90% năm 2025, cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 70% năm 2030; Trong hoạt động chăn nuôi : Sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt trên 80% năm 2025, cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 60% năm 2030; Thủy sản: Cơ giới hóa sản xuất nuôi trồng thủy sản đạt trên 70% năm 2025, đạt trên 90% năm 2030; Lâm nghiệp: Các khâu làm đất, giống, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, phòng chống cháy rừng, khai thác vận chuyển gỗ và lâm sản đạt trên 30% năm 2025, đạt trên 50% năm 2030. Đáng chú ý, địa phương này hình thành một số doanh nghiệp chế biến nông sản hiện đại, có tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý ngang tầm với các khu vực; các cụm công nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ và kết nối tiêu thụ nông sản.

Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt: Thực hiện  cơ giới hóa trong các khâu như làm đất, đào hố; sử dụng các loại máy móc phù hợp theo từng địa hình, với điều kiện sản xuất cụ thể có năng suất, hiệu quả và điều kiện lao động thuận lợi. Chuyển dần từ gieo trồng bằng công cụ thủ công sang sử dụng các loại máy móc cơ giới hóa như: Máy gieo hạt, máy rải hom, máy cấy, máy đóng bầu, máy trồng cây...

Chú trọng các biện pháp canh tác tiên tiến trong nhà màng, nhà lưới có điều khiển các thông số nhiệt độ, ẩm độ và quản lý tốt dịch hại tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Sử dụng các loại máy phun thuốc bảo vệ thực vật có chất lượng bảo đảm theo quy chuẩn kỹ thuật, an toàn, bảo vệ cho sức khỏe người dân, môi trường; sử dụng thiết bị bay không người lái trong bảo vệ thực vật nơi có điều kiện thuận lợi; sử dụng các loại máy kéo đa năng chăm sóc cây trồng (vun, xới), các loại máy cắt cỏ, xới cỏ.

Phát triển hệ thống tưới bằng công nghệ tiên tiến, tự động hóa, tiết kiệm nước (tưới nhỏ giọt, phun mưa...); tưới nước tự động kết hợp cung cấp dinh dưỡng cho các loại cây trồng. Từng bước cơ giới hóa các khâu thu hoạch phù hợp với từng loại cây trồng, nhằm đảm bảo giảm tổn thất sau thu hoạch; thu hoạch bằng cơ giới hóa, sử dụng máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch có tính năng kỹ thuật cao, mức độ hao hụt sau thu hoạch thấp. Phát triển các loại máy phù hợp với quy mô, trình độ và đối tượng sản xuất; sử dụng máy, thiết bị dây chuyền công nghệ được tự động hóa, nâng cao năng suất lao động và kiểm soát các thông số kỹ thuật trong quá trình bảo quản.

Ảnh minh họa. 

Đối với hoạt động chăn nuôi, sản xuất thức ăn, quản lý chuồng trại (cung cấp nước, thức ăn, điều tiết tiểu khí hậu chuồng nuôi, vệ sinh, xử lý chất thải chăn nuôi); sơ chế; bảo quản; xử lý phụ phẩm chăn nuôi. Áp dụng máy, thiết bị cho chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, có kỹ thuật và công nghệ phù hợp để hạn chế dịch bệnh, giảm thiếu ô nhiễm môi trường vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi.

Cơ giới hóa sản xuất, chế biến thức ăn (gia súc, gia cầm): Sử dụng máy cắt, băm, nghiền, xay xát, trộn thức ăn tự động; máy ép viên thức ăn chăn nuôi; hệ thống vắt sữa tự động; ứng dụng robot cung cấp thức ăn, nước uống tự động, hệ thống làm mát. Xử lý chất thải chăn nuôi thành các sản phẩm dưới dạng năng lượng (nhiệt - điện) và phân bón hữu cơ cho cây trồng. Sử dụng công nghệ tiên tiến, máy ép tách phân ở các trang trại chăn nuôi heo có quy mô lớn, quy mô vừa.

Lĩnh vực thủy sản: Cơ giới hóa ở các khâu phối trộn thức ăn, chăm sóc, thu hoạch, kiểm soát chất lượng nước; chế biến, bảo quản sản phẩm; ứng dụng các công nghệ tiên tiến tự động trong xử lý chất thải, phụ phẩm nuôi trồng thủy sản. Lĩnh vực lâm nghiệp: Đẩy mạnh cơ giới hóa khâu làm đất, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, khai thác, chặt hạ, vận chuyển, phòng chống cháy rừng, ưu tiên các vùng trồng rừng tập trung quy mô lớn.

Địa phương này sẽ hỗ trợ máy làm đất, máy chăm sóc cây trồng, thu hoạch và chế biến; máy phát dọn, máy khoan lỗ trồng, thiết bị sấy, hệ thống máy tưới phun mưa, máy phun thuốc bảo vệ thực vật. Hỗ trợ mô hình, dự án có sử dụng hệ thống làm mát cho gia súc gia cầm, máy móc, thiết bị cung cấp thức ăn, nước uống tự động trong trại chăn nuôi tập trung. Khuyến khích đầu tư mới và mở rộng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; cơ sở chế biến, bảo quản đảm bảo đủ năng lực chế biến, bảo quản, gắn với vùng sản xuất chăn nuôi tập trung. Triển khai các mô hình điểm hỗ trợ guồng gánh quạt tạo oxy ao nuôi cá và máy ép cám viên cho cá. Xây dựng, triển khai các dự án đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng; hệ thống giám sát rừng tự động phát hiện cháy rừng; nâng cấp hệ thống dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, hệ thống phát hiện sớm cháy rừng cho các chủ rừng và lực lượng kiểm lâm. 

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất, phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản theo hướng đáp ứng yêu cầu, nâng cao chất lượng; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị, từng bước bắt kịp tốc độ phát triển chung của vùng, tạo kết nối đồng bộ, nhất là kết nối liên xã, liên huyện; đầu tư hình thành và phát triển hệ thống cung ứng, kết nối nông sản hiện đại; chủ động giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Tổ chức lại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo định hướng phát triển sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và sản phẩm là đặc sản của địa phương (cà phê, hồ tiêu, cao su, sắn, điều, lúa, ngô, cây dược liệu, rau, cây ăn quả...) được cơ giới hóa đồng bộ, phù hợp với lợi thế của từng vùng, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên liệu và kết nối với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản.

Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp theo hướng nâng cao năng lực và vai trò của các tổ chức hợp tác của nông dân, đẩy mạnh tập trung đất đai, tăng quy mô tạo điều kiện thuận lợi áp dụng cơ giới hóa và phát triển chế biến nông sản; phát triển các tổ chức hợp tác, trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học, công nghệ và kinh doanh dịch vụ cơ giới nông nghiệp; đay mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò là “trụ cột” của chuỗi giá trị.

 

 

Lê Hồng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline