Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 19/04/2025 17:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Thứ bảy, 19/04/2025

Đẩy mạnh áp dụng công nghệ nâng cao hiệu quả quản lý đất đai

Chủ nhật, 31/03/2024 07:03

TMO - Trước sự phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Hoà Bình đã nhanh chóng trang bị cơ sở, vật chất theo hướng hiện đại hoá, đẩy mạnh áp dụng công nghệ, phần mềm tiên tiến để nâng cao hiệu quả quản lý đất đai.  

Tỉnh Hòa Bình thuộc vùng Tây Bắc của trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh-quốc phòng... là cái nôi văn hoá của người Việt cổ. Tỉnh Hòa Bình là cửa ngõ vào Thủ đô Hà Nội, lên vùng Tây Bắc, với diện tích tự nhiên gần 4.600 km², các dân tộc chủ yếu trên địa bàn tỉnh là: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông và một số dân tộc khác; trong đó, dân tộc Mường chiếm khoảng 64%. 

Với vị trí địa lý quan trọng và diện tích rộng lớn, để phục vụ tốt công tác quản lý con người, xã hội và nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, đến nay cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị tiên tiến phục vụ công tác chuyên môn của Sở TN&MT tỉnh Hoà Bình từng bước được trang bị theo hướng hiện đại. Sở đã chú trọng đầu tư hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng phần mềm cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin đất đai. 100% công chức, viên chức của ngành được trang bị, sử dụng máy tính, tạo tài khoản phần mềm quản lý văn bản điều hành và tác nghiệp. 

Công tác giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đất đai được Sở TN&MT chú trọng. Thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh đã cung cấp 85 dịch vụ công trong đó có 16 dịch vụ công toàn trình, 69 dịch vụ công trực tuyến một phần. Dịch vụ công của ngành được cung cấp trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công của tỉnh và kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia.

Xây dựng, duy trì 2 trang thông tin điện tử của sở, công khai trên môi trường internet thông tin cho các tổ chức, cá nhân gồm: văn bản quy phạm pháp luật của ngành, lĩnh vực, văn bản quản lý hành chính thuộc thẩm quyền, thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến. Thông tin, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của ngành trên địa bàn tỉnh. Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị trực thuộc, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức làm đầu mối liên hệ...

Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số được tỉnh Hoà Bình đẩy mạnh triển khai. 

Hiện tại để đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên môi trường nói chung và quản lý đất đai nói riêng, Sở đã thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số thay thế hoàn toàn văn bản giấy. Các phần mềm chuyên ngành cũng được đẩy mạnh đầu tư như: hệ thống quản lý thông tin đất đai Elis Cloud; phần mềm quản lý dữ liệu quan trắc tự động và phần mềm quản lý dữ liệu quan trắc tự động Việt An; hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nước; hệ thống quản lý kho tư liệu TN&MT; phần mềm quản lý kho dữ liệu số hóa; ứng dụng kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế và cơ quan TN&MT…

Quá trình chuyển đổi số ngành TN&MT còn được thể hiện qua việc thay vì lưu trữ theo cách truyền thống, các đơn vị phòng ban thuộc Sở đã chuyển sang hướng lưu trữ, quản lý điện tử, mang lại sự thuận lợi trong quá trình khai thác tài liệu, chia sẻ thông tin nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Việc giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia qua hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ TN&MT cũng được tích hợp thành công. Ngay từ đầu năm 2023 Sở đã triển khai tạo lập tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia để thực hiện 3 thủ tục về đất và tài sản trên đất.

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý đất đai, công tác quy hoạch, giá đất, gắn với hệ hống cơ sở dữ liệu đất đai được quản lý đồng bộ, thống nhất, bảo mật cao, ứng dụng công nghệ, phần mềm số giúp cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, theo thời gian thực từ Trung ương tới địa phương là tiền đề để tỉnh Hoà Bình nói chung và Sở TN&MT tỉnh nói riêng đổi mới toàn bộ hệ thống quản lý đất đai, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh và quốc phòng. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, phần mềm tiên tiến hiện đại, đến nay Sở TN&MT tỉnh Hoà Bình luôn đạt kết quả xử lý hồ sơ trên 99% đảm bảo đúng hạn hoặc trước hạn. 

 

 

Đức Hùng

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline