Hotline: 0941068156

Thứ năm, 17/04/2025 00:04

Tin nóng

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Thứ năm, 17/04/2025

Đặt bẫy ảnh phát hiện động vật quý hiếm tại Vườn quốc gia Núi Chúa

Thứ ba, 11/02/2025 16:02

TMO - Thông qua bẫy ảnh, các nhà nghiên cứu của Viện Sinh thái học miền Nam phát hiện nhiều loài động vật cực kỳ quý hiếm tại Vườn quốc gia Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận).

Trước đó, vào năm 2018, Vườn quốc gia Núi Chúa đã thu hút sự chú ý của giới khoa học khi loài cheo cheo lưng bạc hay cheo cheo Việt Nam (Tragulus versicolor), một loài thú chỉ được ghi nhận ở Việt Nam, được tái phát hiện tại đây sau gần 30 năm biến mất.

Sau đó, nhóm các nhà khoa học Việt Nam và Đức đến từ Viện Sinh thái học Miền Nam (SIE), Viện Nghiên cứu Vườn thú và Động vật hoang dã Leibniz (Leibniz-IZW, Đức) và Vườn quốc gia Núi Chúa đã thực hiện năm đợt khảo sát với 145 điểm bẫy ảnh để tìm kiếm loài cheo cheo lưng bạc. 

Gà lôi hông tía (Lophura diardi) trong rừng bán khô hạn ở Vườn quốc gia Núi Chúa. 

Cheo cheo lưng bạc được phát hiện tại Vườn quốc gia Núi Chúa, năm 2022.

Bẫy ảnh đã phát hiện nhiều loài động vật đặc hữu nguy cấp cực kỳ quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam như gà tiền mặt đỏ, gà lôi hông tía, gà so họng trắng, đuôi cụt đầu xám, đuôi cụt đầu xanh. Trong đó, gà lôi hông tía (Lophura diardi) là một trong những loài được ghi nhận nhiều nhất ở Vườn quốc gia Núi Chúa tại kiểu sinh cảnh chuyển tiếp. Loài này được chụp ảnh ở hầu như tất cả các vị trí khảo sát bẫy ảnh.

Đối với loài Triết bụng vàng (Mustela kathiah), loài thú ăn thịt nhỏ, thường phân bố ở kiểu rừng lá rộng thường xanh trên cao nhưng vẫn được ghi nhận ở kiểu sinh cảnh chuyển tiếp ngay cạnh bờ biển Núi Chúa. Tương tự, gà so họng trắng (Arborophila brunneopectus) chỉ có thể được tìm thấy ở rừng lá rộng thường ở độ cao lớn, nhưng tại Vườn quốc gia Núi Chúa có nhiều ghi nhận về loài này nằm ở sinh cảnh chuyển tiếp có độ thấp...

Theo các nhà nghiên cứu, điểm mới của phát hiện lần này là đa số các loài được phát hiện đều tập trung nhiều ở khu vực rừng bán khô hạn chuyển tiếp (dạng sinh cảnh trung gian giữa rừng mưa nhiệt đới thường xanh và rừng khô hạn ven biển).

Viện Sinh thái học miền Nam cho biết, nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng về tầm quan trọng của sinh cảnh chuyển tiếp trong bảo tồn và sự cần thiết phải bảo vệ những diện tích rừng còn sót lại rất ít ở khu vực ven biển các tỉnh Nam Trung bộ, nổi bật là Vườn quốc gia Núi Chúa. 

Với diện tích tự nhiên 29.856 ha, trong đó có 22.513 ha là đất liền, 7.352 ha là biển, Vườn quốc gia Núi Chúa có hệ sinh thái phong phú, đa dạng. Theo khảo sát mới nhất của Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa, tại Vườn hiện có 1.511 loài thực vật, trong đó có 54 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới (IUCN).

Hệ động vật cũng đa dạng với 765 loài được biết đến, trong đó có 46 loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới. Nhiều loài đang được ưu tiên bảo tồn như gấu ngựa, gấu chó, beo lửa, khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn, sơn dương, nai, gà tiền mặt đỏ, rùa núi vàng... Đặc biệt, Vườn quốc gia Núi Chúa có quần thể Voọc Chà Vá chân đen quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam đang được bảo tồn, phát triển.

Ngoài ra, vùng biển của Vườn quốc gia Núi Chúa còn có rạn san hô rất phong phú với 350 loài, trong đó có 307 loài san hô cứng tạo rạn thuộc 59 giống, 15 họ, đặc biệt có 46 loài san hô mới được ghi nhận và phân loại tại Việt Nam. Đây còn là nơi có quần thể rùa biển đến sinh sản hàng năm đang được bảo vệ nghiêm ngặt.

 

 

Minh Phương 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline