Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 05:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Đảm bảo vệ sinh môi trường trong khắc phục hậu quả thiên tai

Chủ nhật, 13/08/2023 19:08

TMO - Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế các địa phương khẩn trương chỉ đạo rà soát và đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các vùng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng do thiên tai, nhất là vùng có thể bị ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

Dự báo, thời gian tới, nhiều khả năng còn có các cơn bão với mưa to, mưa rất to gây ra lũ, ngập lụt ở nhiều nơi là điều kiện thuận lợi làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh tại các vùng bị mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất. Trước diễn biến bất thường của thời tiết, Cục Y tế dự phòng đã có văn bản đề nghị Sở Y tế các địa phương tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.

Cụ thể, Cục Y tế dự phòng đề nghị các Sở Y tế khẩn trương chỉ đạo rà soát và đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các vùng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng do thiên tai, nhất là vùng có thể bị ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Các đơn vị sẵn sàng và chủ động triển khai phương án phòng, chống dịch bệnh khi có tình huống xảy ra; củng cố và duy trì thường trực đội cơ động chống dịch hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý dịch, bệnh truyền nhiễm lưu hành khi có mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.

(Ảnh minh họa). 

Các địa phương tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trước, trong và sau mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất như: Tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, nhất là cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng của mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, biện pháp vệ sinh khác theo khuyến cáo về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và đảm bảo nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng của mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và đảm bảo y tế trên địa bàn./.

 

 

Bảo Hân

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline