Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 09:07

Tin nóng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Thứ tư, 02/07/2025

Đảm bảo tiến độ triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi

Thứ năm, 13/03/2025 12:03

TMO - Thường trực Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương  phát triển đa dạng các nguồn điện, không điều chỉnh lùi tiến độ, đảm bảo tiến độ các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi hoàn thành trước năm 2030.

Tại Thông báo số 93/TB-VPCP, Kết luận của Thường trực Chính phủ về Điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII, hàng loạt dự án nguồn điện đã được nhắc tới với yêu cầu cụ thể về tiến độ.

Theo đó, Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ động làm việc với các chủ đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài để có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, không để chậm tiến độ, lãng phí nguồn lực; lưu ý xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách phát triển điện khí (chuyển ngang giá nhiên liệu sang giá điện; sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn (Qc).

Về phát triển nguồn điện, Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phát triển đa dạng các loại hình nguồn điện (điện khí, thủy điện, điện than, điện sinh khối, điện rác, điện gió, điện năng lượng tái tạo, điện Hydrogen), đồng thời phải đảm bảo nguồn điện nền, với yêu cầu tỷ lệ các loại hình nguồn điện cho nguồn điện nền là hơn 50% trong tổng cơ cấu nguồn điện. Trong đó, lưu ý tăng tỷ lệ nguồn điện LNG và giảm tỷ lệ nguồn điện than tương ứng.

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII cần thực hiện theo hướng khuyến khích phát triển các loại hình năng lượng tái tạo, nhất là các nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ, điện mặt trời mái nhà và khuyến khích tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các chủ thể tham gia trong nền kinh tế, đồng thời tính đến khả năng xuất khẩu điện cho các nước ASEAN.

Về phát triển lưới điện, Thường trực Chính phủ lưu ý Bộ Công Thương tính toán phù hợp với phát triển nguồn điện, bổ sung điều chỉnh Quy hoạch điện VIII lưới truyền tải ven bờ biển, tính toán phù hợp để giải tỏa công suất của các nhà máy điện gió ngoài khơi.

Theo Quy hoạch điện VIII, công suất điện gió ngoài khơi đến 2030 đạt khoảng 6.000 MW.  

Quy hoạch điện VIII cần điều chỉnh bổ sung các dự án truyền tải xuất khẩu điện sang Singapore, Malaysia; nghiên cứu bổ sung đường dây truyền tải phục vụ xuất khẩu điện sang Campuchia. Đặc biệt, Quy hoạch điện VIII điều chỉnh cần lưu ý các phụ tải tiêu thụ điện lớn, như các Trung tâm dữ liệu, nhà máy sản xuất chíp bán dẫn, công nghệ AI, cần có nghiên cứu, xem xét để chuẩn bị sẵn nguồn điện cho các phụ tải này.

Bộ Công Thương được yêu cầu nêu giải pháp gỡ vướng đối với tiến độ các dự án cụ thể. Theo đó, với các dự án điện khí LNG còn vướng mắc, Bộ Công Thương cần nghiên cứu tháo gỡ sớm, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền.

Đáng chú ý, Thường trực Chính phủ yêu cầu không điều chỉnh lùi tiến độ, đảm bảo tiến độ các dự án điện khí và điện gió ngoài khơi hoàn thành trước năm 2030. Nội dung điều chỉnh Quy hoạch điện VIII phải được hoàn thành trước ngày 20/3, đảm bảo sau khi được phê duyệt có thể triển khai thực hiện được ngay.

Ngân hàng Thế giới (WB) từng đánh giá tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam khoảng 600 GW. Về triển vọng, nguồn năng lượng này có thể cung cấp 12% tổng sản lượng điện quốc gia vào 2035. Theo Quy hoạch điện VIII, công suất điện gió ngoài khơi đến 2030 khoảng 6.000 MW, nhưng đến nay chưa có dự án nào được quyết định chủ trương và giao đầu tư.

Tại dự thảo điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương đề xuất phát triển nguồn điện này sau năm 2030, đạt khoảng 17.000 MW vào 2035. Quy hoạch điều chỉnh cũng đề xuất thay thế một số dự án điện khí LNG chậm tiến độ sang sau 2030. Tổng công suất nguồn này trong 5 năm tới là 8.824 MW, giảm khoảng 13.576 MW so với mục tiêu đặt ra ở Quy hoạch điện VIII.

Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu GDP tăng ít nhất 8%, tiến tới hai chữ số trong giai đoạn 2026-2030. Để đủ điện cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Bộ Công Thương đề xuất tổng công suất đặt nguồn điện trên cả nước đến năm 2030 (không tính nguồn đồng phát, rủi ro) đạt 211.805 MW, tăng hơn 56.000 MW so với Quy hoạch điện VIII đã phê duyệt cách đây gần 2 năm.

Để đạt được công suất tăng thêm này, Bộ Công Thương đề xuất nới dư địa phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, điện nhập khẩu và nguồn nhiệt điện linh hoạt, trong đó tăng gấp 3,9 lần điện mặt trời (lên hơn 34.000 MW); tăng gấp 6 lần thủy điện tích năng và pin lưu trữ, đồng thời tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào./.

 

Đức Bình 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline