Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 03:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Đảm bảo quỹ đất cho đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

Thứ sáu, 04/08/2023 13:08

TMO - Theo Bộ Xây dựng, để phát triển nhà ở xã hội, các địa phương phải có trách nhiệm công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư; cân đối bố trí ngân sách địa phương giúp khuyến khích, ưu đãi thêm để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn...

Việc bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội đang là một trong những nội dung được nhiều tỉnh thành trên cả nước đặc biệt quan tâm trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Theo Bộ Xây dựng, để phát triển nhà ở xã hội, các bộ, ban, ngành cần tiếp tục rà soát, nhận diện tồn tại, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp; tập trung sửa đổi ngay những văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền của Chính phủ, bộ, ngành và địa phương, nhằm đảm bảo đồng bộ, thông thoáng, phân cấp triệt để, rút ngắn thủ tục hành chính...

Người đứng đầu địa phương phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng; lập, phê duyệt kế hoạch triển khai cụ thể cho việc đầu tư dự án nhà ở xã hội theo từng năm, từng giai đoạn từ nay đến năm 2030 đảm bảo nhu cầu của địa phương. Đồng thời, có giải pháp đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng các dự án đang triển khai thực hiện, các dự án đã có chủ trương đầu tư, hay việc quy hoạch, bố trí và công khai quỹ đất đã giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, để doanh nghiệp quan tâm, đề xuất dự án. Đảm bảo đến năm 2030 hoàn thành đầu tư ít nhất 1 triệu căn hộ trên phạm vi cả nước. 

Tỉnh Quảng Ninh đặt lộ trình đến năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng khoảng 25.000 căn nhà ở xã hội, tăng khoảng 40% so với chỉ tiêu được giao. Năm 2023, Quảng Ninh sẽ có 12 vị trí quỹ đất mới để thực hiện các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với tổng diện tích khoảng 74ha với gần 4.000 căn hộ. Toàn tỉnh Quảng Ninh 40 dự án nhà ở trong kế hoạch phát triển năm nay. Trong đó, TP Hạ Long nhiều nhất với 10 dự án với 6 khu nhà ở xã hội, 2 nhà ở thương mại, 2 khu tái định cư. TP Móng Cái có 7 dự án, TP Cẩm Phả 5 dự án, thị xã Quảng Yên 5 dự án, TP Uông Bí 4 dự án, huyện Bình Liêu 3 dự án, huyện Đầm Hà 2 dự án, huyện Vân Đồn 1 dự án. Các huyện Tiên Yên, Ba Chẽ, Cô Tô, thị xã Đông Triều không có dự án nào.

Sở Xây dựng Quảng Ninh cho biết, hiện tỉnh đã quy hoạch hơn 600 ha đất để phát triển các dự án nhà ở công nhân và nhà ở xã hội, phân bổ rải rác tại tất cả các địa phương. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, tỉnh tiếp tục thành lập 2 thành phố mới là Đông Triều và Quảng Yên, phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa xấp xỉ 75%.

Hiện tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch hơn 600 ha đất để phát triển các dự án nhà ở công nhân và nhà ở xã hội, phân bổ rải rác tại tất cả các địa phương. Ảnh: NH. 

Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi, Sở Xây dựng tỉnh vừa công bố công khai, giới thiệu quỹ đất dành cho đầu tư dự án nhà ở xã hội trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Cụ thể, có 20 vị trí quỹ đất cần thu hút đầu tư dự án nhà ở xã hội. Trong đó TP. Quảng Ngãi có 4 vị trí: xã Nghĩa Dõng quy mô 2,28 ha; xã Tịnh Ấn Tây quy mô 35 ha; xã Tịnh Hòa, quy mô 50 ha; xã Nghĩa Dũng quy mô 21 ha.

Huyện Bình Sơn có 10 vị trí: Dốc Sỏi 5 ha; phát triển nhà ở xã hội cho cán bộ, công nhân viên nhà máy lọc dầu Dùng Quất 13,7 ha; khu nhà ở xã hội Vạn Tường và thiết chế công đoàn 37 ha; khu nhà ở công nhân và người lao động có thu nhập thấp tại khu kinh tế Dung Quất 19,1 ha; Khu chung cư dành cho người lao động có thu nhập thấp 0,97 ha; Nhà ở xã hội Vạn Tường 8,66 ha; phát triển nhà ở xã hội tại Bình Chánh 20 ha; phát triển nhà ở xã hội tại xã Bình Châu 10 ha; phát triển nhà ở xã hội tại xã Bình Long 20 ha; phát triển nhà ở xã hội tại xã Bình Tân Phú 20 ha.

Huyện Sơn Tịnh cũng có 5 vị trí: phát triển nhà ở xã hội, nhà trẻ cho công nhân lao động các khu công nghiệp Quảng Ngãi 2 ha; phát triển khu nhà ở xã hội Tịnh Phong 40 ha; nhà ở công nhân tại khu công nghiệp Tịnh Phong theo đề án đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất 2 ha; khu dân cư và dịch vụ phục vụ khu công nghiệp Tịnh Phong 8,07 ha; nhà ở xã hội Trường Xuân 15 ha. Riêng huyện Mộ Đức có một vị trí phát triển nhà ở xã hội phục vụ cụm công nghiệp An Sơn-Đức Lân, diện tích 1ha.

Tại tỉnh Bình Định, địa phương này hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật; thực hiện giải phóng mặt bằng và giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư triển khai dự án nhà ở xã hội. Tỉnh Bình Định hiện đặt mục tiêu hoàn thành khoảng 12.900 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn đến năm 2025, vượt sớm hơn 5 năm theo kế hoạch đã được Thủ tướng giao cho tỉnh này tại Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.

Hiện nay, các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đang triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích 52ha, quy mô hơn 8 nghìn căn hộ. Để kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với quy mô khoảng 50 nghìn căn hộ, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt 700ha đất trên địa bàn. Tính đến thời điểm này, Đồng Nai đã phê duyệt 2 trong 8 hồ sơ dự án. Các dự án còn lại chưa đủ cơ sở lập hồ sơ, chưa thẩm định hoặc đã thẩm định nhưng chưa đủ cơ sở trình phê duyệt.

Từ thực tiễn triển khai kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cho rằng, hiện nay gặp nhiều vướng mắc liên quan đến pháp lý đất đai, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, đánh giá năng lực nhà đầu tư. Tỉnh phấn đấu trong năm 2023 triển khai xây dựng thêm các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để có thêm quỹ nhà cho người thu nhập thấp.  Toàn tỉnh Đồng Nai hiện nay có hơn 1 triệu công nhân lao động, trong đó khoảng 600 nghìn công nhân đang phải ở trọ không bảo đảm, do đó, nhu cầu về nhà ở của người lao động là rất lớn.

UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt 700ha đất cho phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên địa bàn. 

UBND tỉnh Bình Phước chỉ đạo sở ngành liên quan công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho các doanh nghiệp để nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ các dự án, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp trên địa bàn. Theo thống kê hiện địa phương này có 13 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.686ha (tỉ lệ lấp đầy trên 41%) và khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư trên 28.000ha, thành lập 9 cụm công nghiệp. Giai đoạn 2021 - 2030, Bình Phước dự kiến mở rộng thêm 10.400ha diện tích đất khu công nghiệp, thành lập thêm 32 cụm công nghiệp, diện tích trên 1.800ha.

Với sự phát triển của các khu công nghiệp đã kéo theo một lực lượng đông đảo công nhân đổ về đây làm việc và sinh sống. Từ đó, nảy sinh nhu cầu về chỗ ở rất lớn. Đặc biệt là phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có mức giá phù hợp với người lao động. Theo đề án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ có hàng loạt dự án nhà ở xã hội được triển khai.

Theo đó, đến năm 2025, Bình Phước sẽ giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội cho 44.000 người thuộc các nhóm đối tượng thụ hưởng (chiếm khoảng 44% so với tổng nhu cầu về nhà ở cho các nhóm đối tượng). Trong đó có khoảng 40.000 người cho nhóm đối tượng công nhân, 4.000 căn cho các đối tượng còn lại. Định hướng đến năm 2030, giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội cho khoảng 133.000 người thuộc nhóm đối tượng thụ hưởng (chiếm 85% so với tổng nhu cầu). Trong đó 123.000 người thuộc đối tượng công nhân, 10.000 người thuộc nhóm còn lại.

Để đạt được mục tiêu trên UBND tỉnh Bình Phước yêu cầu các địa phương bố trí quy hoạch đủ quỹ đất phù hợp. Cụ thể, giai đoạn 2021 – 2025 tổng nhu cầu diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội là 55,9ha. Trong đó, Đồng Xoài 2,67ha; Chơn Thành 16,7ha; Đồng Phú 14,11ha; Hớn Quản 5,52ha; Phú Riềng 1,83ha; Bù Đăng 0,55ha; Bù Gia Mập 0,97ha; Bình Long 2,02ha; Bù Đốp 0,7ha; Lộc Ninh 9,41ha; Phước Long 1,75ha.

Định hướng đến năm 2030, tổng nhu cầu diện tích đất xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh là 173ha. Trong đó Đồng Xoài 5,09ha; Chơn Thành là 37,87ha; Đồng Phú là 55,87ha; Hớn Quản 17,37ha; Phú Riềng là 11,03ha; Bù Đăng là 7,28ha; Bù Gia Mập là 3,14ha; Bình Long là 11,51ha; Bù Đốp là 2,27ha; Lộc Ninh là 18,12ha; Phước Long là 3,15ha.

Ngày 3/4/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 338/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Theo đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn; trong đó, giai đoạn 2021-2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025-2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn. Theo báo cáo của các địa phương, trong giai đoạn 2021-2025, đã hoàn thành hoàn thành 41 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở công nhân với quy mô xây dựng khoảng 19.516 căn; đang tiếp tục triển khai 294 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 288.499 căn.

Trong số đó, Chương trình phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị hoàn thành việc đầu tư xây dựng 34 dự án, quy mô 14.202 căn hộ; đang tiếp tục triển khai 201 dự án, quy mô 161.227 căn hộ. Cùng đó, Chương trình phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp cũng hoàn thành đầu tư xây dựng 7 dự án, với quy mô khoảng 5.314 căn hộ; đang tiếp tục triển khai 93 dự án với quy mô 127.272 căn hộ. Bộ Xây dựng cho biết, riêng trong 7 tháng của năm 2023, số lượng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đã được khởi công là 10 dự án với tổng số khoảng 19.853 căn; trong đó, nhà ở xã hội gồm 7 dự án có quy mô 8.815 căn và 3 dự án nhà ở cho công nhân với quy mô 11.038 căn. 

Tại phiên họp toàn thể lần thứ 14, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ rà soát lại một số quy định liên quan đến việc bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, ưu đãi chủ đầu tư nhà ở xã hội, đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, vấn đề chuyên gia, người lao động nước ngoài lưu trú tại nhà lưu trú công nhân bố trí trong khu công nghiệp... để bảo đảm chặt chẽ, tránh sơ hở, lợi dụng chính sách. 

 

 

PV

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline