Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 10:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Đảm bảo nguồn vật liệu san lấp cho các dự án cao tốc khu vực ĐBSCL

Thứ năm, 16/03/2023 07:03

TMO - Nâng công suất khai thác mỏ cát, đất 2-3 lần/năm; cấp phép khai thác cho một số mỏ lớn; gia hạn cấp phép lại cho các mỏ hết hạn và kiểm soát, bình ổn giá vật liệu... là những giải pháp được đề xuất nhằm đảm bảo nhu cầu vật liệu cát cung ứng cho các dự án cao tốc tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). 

Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), giai đoạn từ nay đến năm 2025 các dự án cao tốc trong khu vực ĐBSCL sẽ triển khai đồng loạt, nhu cầu vật liệu cát là rất lớn và chủ yếu tập trung trong các năm 2023, 2024. Cụ thể, trên địa bàn khu vực ĐBSCL đang triển khai đầu tư 8 dự án cao tốc và 5 dự án nâng cấp mở rộng, xây mới các quốc lộ và cầu trên quốc lộ.

Nhu cầu vật liệu cát đắp nền đường của các Dự án đường cao tốc tại khu vực ĐBSCL khởi công giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 47,81 triệu m3. Trong đó, cao tốc Bắc - Nam phía đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau khoảng 18,5 triệu m3, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng hơn 23 triệu m3, cao tốc Cao Lãnh - An Hữu hơn 2 triệu m3, cao tốc Mỹ An - Cao lãnh hơn 3 triệu m3. Hiện nay, hai dự án thành phần đoạn từ thành phố Cần Thơ đến Cà Mau đang gặp khó khăn về nguồn cung.

Nhu cầu vật liệu cát đắp nền đường của các dự án cao tốc tại khu vực ĐBSCL là rất lớn, cần triển khai giải pháp đảm bảo nguồn cung. 

Qua thống kê cho thấy khu vực ĐBSCL đã cấp phép 64 giấy phép khai thác cát với tổng trữ lượng khoảng 80 triệu m3, công suất khai thác khoảng 17 triệu m3/năm, trong đó cát san lấp là 14 triệu m3. Tuy nhiên, hiện nay trữ lượng cát san lấp còn lại chỉ khoảng 37 triệu m3. Một số giấy phép đã hết hạn, một số giấy phép không được gia hạn, đồng thời nhiều mỏ có chất lượng không đáp ứng yêu cầu đắp nền đường. Các mỏ đáp ứng chủ yếu tập trung tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long. Theo hồ sơ khảo sát vật liệu của dự án, khoảng 24 mỏ đang khai thác có chất lượng đáp ứng yêu cầu nhưng nếu chỉ tăng công suất khai thác các mỏ này thêm 50% trong hai năm theo Nghị quyết 18 và dành 100% phần tăng thêm khoảng 6,17 triệu m3 cho dự án thì vẫn chưa đáp ứng nhu cầu.

Trước tình hình trên, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh An Giang bố trí 7 triệu m3, Đồng Tháp bố trí 7 triệu m3, Vĩnh Long bố trí 5 triệu m3 cát cho dự án. Đến nay, hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp đã có chủ trương bố trí khoảng 3/18,5 triệu m3, còn tỉnh Vĩnh Long đang xác định mỏ để giới thiệu cho dự án. Hiện chủ đầu tư và nhà thầu thi công đang phối hợp với địa phương để triển khai các thủ tục tăng công suất mỏ, đồng thời hoàn thiện các thủ tục thăm dò, mở mỏ mới.

Để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng phục vụ thi công, hoàn thành các dự án cao tốc, Bộ GTVT các địa phương kiến nghị tháo gỡ vướng mắc, rút ngắn thời gian, thủ tục giao các mỏ cát cho nhà thầu; cấp mới giấy phép khai thác; nâng công suất khai thác mỏ thêm 50%; rà soát, mở các mỏ khai thác mới. Bên cạnh đó, ưu tiên  bố trí đủ nguồn vật liệu cát đáp ứng tiến độ triển khai các dự án theo đề nghị của Bộ GTVT. Đồng thời, kiến nghị Bộ TN&MT chủ trì làm việc với các địa phương trong khu vực để xác định trữ lượng cát đắp của từng tỉnh cung cấp cho dự án. Đồng thời hướng dẫn các địa phương giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai như chỉ đạo của Chính phủ. 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo các địa phương có mỏ cát đang hoạt động chủ động tăng 50%, còn các mỏ đá, đất có thể tăng 200% đáp ứng nhu cầu vật liệu, đảm bảo tiến độ thi công. 

Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Chính phủ chỉ đạo, điều tiết, trên cơ sở trữ lượng cát của địa phương, đặc biệt là những mỏ theo cơ chế đặc thù nếu có sự điều tiết tốt và vào cuộc của các tỉnh Long An, An Giang, Đồng Tháp nếu chia sẻ thì hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu cát cho các dự án cao tốc trục dọc, trục ngang của vùng. Đồng thời, nghiên cứu, thử nghiệm nguồn cát biển, đề nghị xem xét, nghiên cứu việc sử dụng vật liệu thay thế (cát nghiền từ đá, tro xỉ,…) để cung ứng đủ cho các dự án cao tốc và các công trình dân dụng.

Tại buổi làm việc với Bộ GTVT, lãnh đạo các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về nhu cầu và khả năng đáp ứng nguồn vật liệu đắp nền đường (cát đắp nền) phục vụ các dự án hạ tầng giao thông đường bộ trọng điểm vùng ĐBSCL, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương xây dựng kế hoạch về nhu cầu các loại vật liệu thi công, trong đó có cát đắp nền, theo tiến độ dự án từ nay đến năm 2024. Trên cơ sở đánh giá toàn bộ trữ lượng các mỏ cát đắp nền đang khai thác, nâng công suất, mỏ mới hoạt động và công suất khai thác từng năm, Bộ TM&MT thực hiện phân bổ, điều tiết đối với từng mỏ, từng địa bàn, sát với tiến độ thi công.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các nhà thầu liên danh với các doanh nghiệp đang khai thác mỏ cung cấp vật liệu san lấp, đắp nền; thống nhất với địa phương để xác định mức giá vật liệu phù hợp, ổn định, không làm tăng vốn đầu tư. Bộ TN&MT, Bộ GTVT phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương để triển khai.

Đối với các địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu "đơn giản hoá các thủ tục", nâng ngay công suất 50% ở các mỏ cát đang khai thác; cấp lại giấy phép khai thác các mỏ đã hết hạn; đưa vào hoạt động các mỏ mới phục vụ riêng cho các dự án cao tốc trên cơ sở quan trắc, giám sát chặt chẽ về môi trường. Những mỏ được cấp phép lại hoặc cấp phép mới chỉ cung cấp cát đắp nền cho các dự án cao tốc và dừng khai thác sau khi hoàn thành. Bộ GTVT rà soát lại thiết kế kỹ thuật về cao trình các tuyến cao tốc; tiếp tục xem xét phương án thi công phù hợp để bảo đảm tính bền vững, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái.

 

 

 Minh Khôi 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline