Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 30/03/2025 20:03

Tin nóng

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Những “cột mốc xanh” nơi đảo xa

Phòng chống dịch sởi: Rà soát tiêm chủng đảm bảo không bỏ sót đối tượng

Chủ nhật, 30/03/2025

Đắk Nông: Công bố nguyên nhân khiến hồ chứa nước Đăk N’Ting bị sụt lún

Thứ năm, 27/03/2025 06:03

TMO - Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông mới đây đã công bố nguyên nhân khiến công trình hồ chứa nước Đắk N’Ting (xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long) chưa đưa vào sử dụng đã bị sụt lún, sạt lở.

Các hồ chứa thủy lợi đang có nhiệm vụ trọng yếu như cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt kết hợp cắt, giảm lũ và phục vụ đa mục tiêu như cấp nước phát điện, tạo không gian phát triển điện mặt trời, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch…

Tuy nhiên, hệ thống hồ chứa của Việt Nam hiện đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức do biến đổi khí hậu và nhiều công trình đã xuống cấp gây ra nguy cơ lớn về mất an toàn. Về mặt pháp lý, các hồ chứa thủy lợi phải được vận hành theo quy trình vận hành được lập, phê duyệt, công bố công khai theo quy định. Tuy nhiên, trên cả nước, hiện mới chỉ có 28% số hồ được lập quy trình vận hành (gồm 213 hồ tràn có cửa van điều tiết và 1.600 hồ mà tràn xả lũ là tràn tự do).

Đáng chú ý, nhiều hồ chứa hiện nay do được xây dựng từ hàng chục năm trước nên đã hư hỏng, cần được cải tạo. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số hồ chứa mặc dù với mới xây dựng nhưng cũng đã bị hư hỏng, sạt lở. Đơn cử như hồ chứa nước Đắk N’Ting được xây dựng tại địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông.

Dự án hồ chứa nước Đắk N’Ting được UBND tỉnh Đắk Nông phê duyệt vào năm 2018, tổng mức đầu tư gần 137 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là tạo nguồn nước tưới cho 680ha cây trồng, tạo nguồn nước sinh hoạt cho khoảng 1.000 hộ dân. Dự án triển khai do Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đắk Nông làm chủ đầu tư.

Theo kế hoạch, dự án hồ Đắk N’Ting phải đưa vào sử dụng năm 2023. Tuy nhiên vào, đầu tháng 8/2023, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài phía sườn đồi nằm bên vai phải tràn xả lũ xuất hiện cung trượt lớn kéo dài hàng trăm mét, hai bên mái, mặt cầu công trình bị nứt vỡ bê tông...

Cụ thể, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Nông cho biết, nguyên nhân sự cố sạt trượt hồ chứa nước Đắk N’Ting là do khối trượt trên sườn đồi hướng vào công trình đầu mối. Theo Tổ giám định 1552, khối trượt này nằm cách vai phải công trình khoảng 250 m. Chính lực tác động này là nguyên nhân chính làm biến dạng và hư hỏng một phần kết cấu bê tông và phần đất đắp của đập, dẫn tới sự cố sạt trượt, biến dạng hồ chứa nước Đắk N’ting.

Nhiều điểm sạt trượt, sụt lún tại thân đập của hồ Đắk N’Ting. (Ảnh: MC). 

Nguyên nhân hình thành khối trượt là do vùng sạt trượt hội tụ đủ các yếu tố bất lợi như: Hình thái địa hình tích tụ các nguồn nước mặt, thấm nước mạnh. Khi có mưa liên tục, kéo dài sẽ ngậm nước, gây bão hòa, phân lớp địa tầng hướng nghiêng về phía suối Đắk N’Ting từ đó hình thành khung trượt. Năm 2023 tại khu vực sạt lở xuất hiện lượng mưa kỷ lục.

Cụ thể, trong 7 ngày lượng mưa lên đến 394mm lớn hơn lượng mưa bình quân trong cả tháng 7 tại trạm Đắk Nông. Đây là một nguyên nhân chủ yếu gây biến động lớn mực nước ngầm trên mái dốc, làm thay đổi các chỉ tiêu cơ lý của các lớp địa chất gây ra sạt trượt sườn đồi. Ngoài ra, quá trình canh tác tại khu vực sườn đồi này, người dân đã tạo ra các rãnh mương, làm tăng khả năng tập trung nước mặt, từ đó làm gia tăng áp lực nước ngầm và đẩy nhanh quá trình sạt lở…

Ngoài yếu tố thời tiết, hoạt động canh tác tự phát trên đồi đã tạo nhiều rãnh xói. Nước mặt tập trung, ngấm sâu, làm tăng áp lực nước ngầm. Hệ số ổn định mái dốc giảm mạnh. Khối trượt dịch chuyển mạnh về phía công trình, gây phá hoại nặng nề các hạng mục: thân đập, tràn xả lũ, mặt đập.

Sự dịch chuyển của khối trượt tác động trực tiếp đến công trình, gây ra hư hỏng tại tràn xả lũ, đập đất. Đây là nguyên nhân khách quan gây ra sự cố công trình. Hiện đập đất của công trình xuất hiện nhiều khu vực bị nứt, gãy, vỡ. Thân đập có hiện tượng đùn trồi, dịch chuyển cao hơn thiết kế gần 0,5m làm cho đất đắp tại đoạn này bị phá hoại, tách lớp và gây thấm mạnh.

Đập đất của hồ chứa nước Đắk N’Ting hiện tại không bảo đảm an toàn để tích nước. Tràn xả lũ của công trình đã bị nứt, vỡ ở nhiều vị trí và không bảo đảm an toàn. Tường cánh thượng lưu, hạ lưu, các vị trí khe nối đã biến dạng. Phần tiếp giáp giữa nền và bê tông bản đáy tràn đã có sự chuyển vị, phá hủy. Cầu tràn của công trình bị tác động khá lớn. Một số nhịp cầu xuất hiện vết nứt kéo dài, rộng. Một số dầm ngang có hiện tượng bị nứt, bong tách ra khỏi chủ dầm.  Một số mố, trụ, gối cầu bị xô lệch, hư hỏng, mất an toàn. Khối trượt sườn đồi gần hồ chứa nước Đắk N’ting có nguy cơ cao xảy ra sạt lở vì khu vực này hội tụ đủ các yếu tố bất lợi.

Thân đập xuất hiện nhiều điểm nứt gãy gây nguy cơ mất an toàn  hồ chứa. (Ảnh: MC). 

Tại công trình, sạt trượt quy mô lớn đã xuất hiện ở vai đồi phía phải, gây ra hàng loạt hư hỏng kết cấu, đe dọa trực tiếp đến an toàn của công trình và dân cư vùng hạ du. UBND tỉnh Đắk Nông sau đó đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó, khắc phục tại công trình này.

Với các sự cố hư hỏng trên, cơ quan chuyên môn kết luận do tác động mưa liên tục, kéo dài và lượng mưa lớn, kết hợp với điều kiện địa hình, địa chất tự nhiên bất lợi là nguyên nhân tạo ra khối trượt trên sườn đồi cách biên vai phải công trình đầu mối khoảng 250m.

Để đảm bảo an toàn, Sở Nông nghiệp và Môi trường Đắk Nông đề xuất trước mắt, toàn bộ hồ được giữ mực nước thấp nhất và dừng hoàn toàn việc tích nước. Đồng thời, giám sát chặt công trình, cắm biển cảnh báo, đồng thời tổ chức di dời người dân nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp.

Về lâu dài, cần xử lý đập đất, bê tông mặt đập, tràn xả lũ và các hạng mục liên qua theo các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Thêm nữa, để đảm bảo an toàn công trình, cần mở rộng xử lý ra ngoài phạm vi công trình, như gia cố mái dốc, xử lý hệ thống thoát nước… Bên cạnh đó, UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo thường xuyên theo dõi tình hình sạt trượt để tuyên truyền, vận động người dân tránh xa khu vực hạ lưu công trình trong thời gian chưa được khắc phục, theo dõi chặt chẽ hiện trạng và diễn biến sạt trượt của công trình.

Trước đó, khi xảy ra sự cố lún, sạt trượt tại hồ Đắk N’Ting, UBND tỉnh Đắk Nông đã thành lập Tổ giám định nguyên nhân (gọi tắt là Tổ giám định 1552), phối hợp Viện Thủy công và các đơn vị chuyên môn. Tổ công tác khảo sát hiện trường nhiều đợt, thu thập hồ sơ thiết kế, thi công, dữ liệu quan trắc và phân tích yếu tố địa hình, địa chất, thủy văn. Đến cuối tháng 2/2025, tổ giám định và các đơn vị chức năng, liên quan đã thống nhất kết quả giám định với nội dung như đã nêu ở trên.

 

 

Thu Trang

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline