Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 12:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Thứ bảy, 23/09/2023 06:09

TMO - Trong những năm qua, tỷ lệ che phủ rừng trồng rừng thay thế ở địa bàn tỉnh Đắk Lắk khá thấp. Thực trạng này đòi hỏi tỉnh Đắk Lắk cần tiếp tục nâng cao công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk, hiện nay diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh là 497.018ha, trong đó rừng tự nhiên là 413.845ha, rừng trồng là 83.173ha; diện tích đất chưa có rừng là 239.689ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 38,03% (giảm 0,32% so với cùng kỳ năm ngoái). Công tác trồng rừng tập trung trên địa bàn tỉnh đến nay đã thực hiện được trên 1.098ha, đạt 58,6 % so với kế hoạch; trồng cây phân tán 65.755 cây, đạt 32,9% so với kế hoạch.

Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường kiểm tra, thanh tra về công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp đối với UBND cấp huyện, cấp xã và các đối tượng quản lý rừng; huy động lực lượng truy quét các điểm nóng xâm hại tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh; tuần tra kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng trong đợt cao điểm của mùa khô; hạn chế tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật và các hành vi vi phạm khác, hạn chế đến mức thấp nhất cháy rừng có thể xảy ra.

Chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng đã ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần không nhỏ trong việc giảm gánh nặng của ngân sách nhà nước trong đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, tạo thu nhập cho người dân nhận khoán bảo vệ rừng, cải thiện đời sống người làm nghề rừng, đồng thời, huy động được nguồn nhân lực lớn cho công tác tuần tra bảo vệ rừng một cách thường xuyên, giảm áp lực phá rừng, lấn chiếm đất rừng.

Các địa phương đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ trong phát triển rừng. 

Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thời gian qua vẫn còn những hạn chế như: tình hình phá rừng, khai thác, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái pháp luật trên địa bàn tỉnh tuy có giảm so với năm 2022 nhưng vẫn diễn biến phức tạp, trong đó nổi cộm là tình hình phá rừng trái pháp luật tại các huyện Krông Bông, Cư M’gar, Ea Súp, khai thác rừng trái phép tại huyện M’Drắk; nhiều diện tích rừng, đất rừng bị chặt phá, xâm canh, lấn chiếm trái phép nhưng chưa xử lý giải tỏa, thu hồi để phục hồi lại rừng hoặc bố trí sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch; chính sách hỗ trợ cho người được giao bảo vệ rừng chưa tương xứng với lao động và thu nhập của người lao động; việc quản lý các dự án nông lâm nghiệp thuê đất thuê rừng của UBND cấp huyện còn nhiều hạn chế...

Trong 7 tháng của năm 2023, công tác quản lý, bảo vệ rừng được chính quyền các cấp quan tâm, qua đó đã tạo được những kết quả tích cực, nhiều vụ vi phạm đã được phát hiện xử lý kịp thời. Theo đó, lực lượng Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, phát hiện, lập hồ sơ xử lý 604 vụ vi phạm, giảm 169 vụ so với cùng kỳ năm 2022; qua đó đã xử lý 532 vụ, trong đó xử lý hành chính 524 vụ; hình sự 8 vụ, tịch thu 221 m3 gỗ và 66 phương tiện các loại, nộp ngân sách 536 triệu đồng…

Nguyên nhân là do hầu hết người dân thiếu đất sản xuất, đối tượng vi phạm thường là các hộ nghèo, đời sống còn nhiều khó khăn…Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ cho người quản lý, bảo vệ rừng chưa tương xứng, làm cho người lao động chuyển việc, bỏ việc hoặc tranh thủ làm thêm các ngành nghề khác, ảnh hưởng đến công tác bảo vệ rừng; việc quản lý các dự án nông, lâm nghiệp thuê đất, thuê rừng còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng nhiều dự án buông lỏng quản lý khiến diện tích rừng suy giảm và đất bị xâm canh lấn chiếm với số lượng lớn... Đến nay tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chỉ đạt 38,03%, giảm 0,32% so với cùng kỳ năm 2022.

Lực lượng chức năng tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn hành vi xâm hại rừng trên địa bàn. 

Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện Đắk Lắk vẫn còn 5/9 chỉ tiêu về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng chưa đạt kế hoạch đề ra. Do đó, trong thời gian tới, các cấp, các ngành căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của mình triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện nghiêm các giải pháp tăng cường bảo vệ rừng, khôi phục rừng tự nhiên đã bị suy giảm trong những năm qua trên địa bàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu tổ chức đánh giá lại hoạt động, hiệu quả của các công ty nông, lâm nghiệp; tiến hành rà soát diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa giao, chưa cho thuê, hiện đang tạm giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý để tổ chức lập kế hoạch và hoàn thiện hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng năm 2023; tăng cường công tác quản lý diện tích đất có nguồn gốc thu hồi từ các nông, lâm trường bàn giao về địa phương quản lý.

UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục cụ thể hóa nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy và chữa cháy rừng nhằm tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các giải pháp quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn sau khi đã phân giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, chính quyền cấp xã nhằm tăng cường kỷ cương, trách nhiệm việc thực hiện quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, rà soát diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa giao, chưa cho thuê, hiện đang tạm giao cho UBND cấp xã quản lý để tổ chức lập kế hoạch và hoàn thiện hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng năm 2023; tăng cường công tác quản lý diện tích đất có nguồn gốc thu hồi từ các nông, lâm trường bàn giao về địa phương quản lý; tổ chức kiểm tra, rà soát các tụ điểm phá rừng; điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm theo quy định của pháp luật, đồng thời làm rõ trách nhiệm của chủ rừng, các ngành, cá nhân liên quan; công khai kết quả xử lý để toàn xã hội tham gia, giám sát...

Trước thực trạng tỷ lệ che phủ rừng còn thấp, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk kiến nghị UBND tỉnh đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, tăng định mức đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng lên 70 triệu/ha trở lên và hỗ trợ trồng rừng sản xuất hiệu quả từ 50 triệu đồng/ha trở lên để thu hút các doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia trồng rừng.

Ngoài ra, trung ương cần sớm xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách lâm nghiệp đặc thù vùng Tây Nguyên theo hướng khuyến khích hình thành hệ thống quản lý rừng cộng đồng, trên cơ sở giao rừng cho hộ gia đình, nhóm hộ, buôn làng… UBND tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát quy hoạch sử dụng đất, trong đó xác định quỹ đất trồng rừng đặc dụng, phòng hộ, đất trồng mới rừng sản xuất mục đích gỗ lớn, đất quy hoạch trồng cây xanh đô thị, đất phát triển trồng cây xanh phân tán vùng nông thôn. Các đơn vị chủ rừng chủ động rà soát quỹ đất, xây dựng kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh phân tán.

 

 

Hà Trang 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline