Hotline: 0941068156

Thứ tư, 04/12/2024 00:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ tư, 04/12/2024

Đắk Lắk bảo đảm an toàn hồ, đập mùa mưa bão

Thứ bảy, 28/09/2024 11:09

TMO - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, toàn tỉnh có 115 công trình đập, hồ chứa nước hư hỏng. Trong đó, nhiều công trình có nguy cơ mất an toàn cao.

Theo Sở NN&PTNT Đắk Lắk, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có tổng số 882 công trình thủy lợi, gồm 170 đập dâng, 88 trạm bơm, 622 hồ chứa nước và 2 tuyến đê bao. Tổng diện tích tưới trực tiếp từ công trình thủy lợi là 151.616ha, đạt gần 22,96%. Hiện trạng hư hỏng của đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh trước mùa mưa lũ năm 2024 có nhiều công trình đã bị xuống cấp, mái thượng lưu bị sạt lở, tràn xả lũ bị xói lở, có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ.

Cụ thể, số lượng đập, hồ chứa nước hư hỏng là 115 công trình, trong đó: 108 công trình có tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn và 07 công trình có nguy cơ mất an toàn như hồ Xâm Lăng (huyện Krông Ana), hồ Phân Trại 1 (huyện M’Đrắk), hồ Phù Mỹ (huyện Ea H’leo), hồ Ea Bir, Ea Ksuy (huyện Krông Năng), hồ Trại Bò (huyện Ea Kar) và hồ Ông Và (TP Buôn Ma Thuột).

Ngành chức năng tỉnh chú trọng rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình đập, hồ chứa trên địa bàn tỉnh. 

Trên địa bàn có 29 đập bị thấm, trong đó thấm nặng 8 công trình; biến dạng mái đập (sạt lở, trượt mái thượng, hạ lưu): mái hạ 43 công trình, mái thượng 64 công trình. Hư hỏng thân tràn 58 cái; hư hỏng bể tiêu năng 38 cái (trong đó bị xói 34 cái, bị vỡ 4 cái). Hư hỏng thân cống 5 cái, trong đó hỏng nặng 2 cái, hỏng nhẹ 3 cái; thấm qua mang cống 3 cái; hư hỏng cửa van 21 cái... 

Ngoài ra, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các quy định liên quan đến an toàn đập, hồ chứa nước. Việc duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa nước chưa được thực hiện thường xuyên, dẫn tới tình trạng công trình hư hỏng, xuống cấp, có khả năng mất an toàn trong mùa mưa lũ. Mặt khác, nguồn ngân sách của tỉnh khó khăn, việc đầu tư kinh phí để sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước bị hư hỏng rất hạn chế và không kịp thời.

Sở NN&PTNT cho biết, trong mùa mưa lũ, các địa phương, đơn vị khai thác, vận hành các công trình đập, hồ chứa nước cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, dự báo của cơ quan chuyên môn và chỉ đạo từ cấp có thẩm quyền để đảm bảo an toàn công trình thủy lợi. Mặt khác, xác định công trình trọng điểm, nguy cơ xảy ra sự cố thiên tai để chủ động triển khai phương án đối phó kịp thời. Cùng với đó, quan tâm an toàn các hồ chứa thủy lợi đang thi công, hồ thủy lợi xung yếu. Tổ chức trực ban 24/24 trong thời gian có mưa, lũ, bão, bố trí nhân lực, vật tư, phương tiện tại các công trình có nguy cơ xảy ra sự cố để kịp thời ứng cứu khi có tình huống khẩn cấp xảy ra theo phương châm "4 tại chỗ". 

Trong những tháng cuối năm, trước diễn biến phức tạp, bất thường của thiên tai, để triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn, phải chủ động phòng ngừa, thực hiện tốt phương châm "bốn tại chỗ", lấy sự an toàn của người dân là điều kiện tiên quyết trong các hoạt động của phòng, chống thiên tai.".

Đối với công tác phòng, chống lũ lụt trong mùa mưa bão trên địa bàn, Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 1 đợt hạn hán; 8 trận mưa lớn, dông, lốc, mưa đá và 1 đợt mưa lũ gây thiệt hại về sản xuất, hư hỏng nhiều công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong tỉnh. 

Thiên tai đã khiến 1 người thiệt mạng, 75 nhà dân bị hư hỏng (lốc, mưa lớn); 29.284ha cây trồng các loại bị thiệt hại, chết 15 con gia súc, 300 con gia cầm. Ước tính tổng thiệt hại do thiên tai gây ra là hơn 209 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại do hạn hán là hơn 165 tỷ đồng; thiệt hại do mưa dông, lốc sét, mưa đá là 40 tỷ đồng; thiệt hại do mưa lũ là hơn 4 tỷ đồng.  

Trong những tháng cuối năm 2024, các sở, ngành, địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phòng chống thiên tai. 

Trong những tháng cuối năm 2024, tình hình thiên tai được dự báo có những diễn biến phức tạp, bất thường, có thể xảy ra bão, lũ dồn dập do tác động của hiện tượng La Nina. Để triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn, phải chủ động phòng ngừa, thực hiện tốt phương châm "bốn tại chỗ", lấy sự an toàn của người dân là điều kiện tiên quyết trong các hoạt động của phòng, chống thiên tai, trong đó cần tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm. 

Tăng cường thực hiện tốt nhiệm vụ điều phối liên ngành, tham mưu UBND tỉnh tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi toàn tỉnh. Tăng cường công tác tập huấn, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống thiên tai; nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Đối với chính quyền địa phương các cấp, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn để thông tin kịp thời, đầy đủ đến người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ", giảm thiểu tối đa thiệt hại. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng cho động đồng, người dân về ứng phó thiên tai.

 

Thùy Trang

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline