Hotline: 0941068156

Thứ ba, 17/09/2024 02:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ ba, 17/09/2024

Đặc sắc Lễ hội “phá Trằm” bắt cá ở Quảng Trị

Thứ bảy, 31/08/2024 16:08

TMO - Ngày 31/8, tại Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc, Ban Quản lý Khu du lịch và làng Văn hoá Trà Lộc (xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) đã tổ chức Lễ hội “phá Trằm” Trà Lộc năm 2024.

Lễ hội “phá Trằm” Trà Lộc có từ hơn 300 năm trước và được tổ chức vào tháng 7 Âm lịch hàng năm, chỉ tổ chức một ngày duy nhất trong năm. Đây được xem là ngày hội thuần nông của những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn sau khi thu hoạch xong vụ lúa Hè Thu.  

Từ sáng sớm, khi diễn ra ngày hội hằng trăm người dân ở làng Trà Lộc và rất đông người dân, du khách từ nơi khác đổ về. Trên tay ai cũng có nươm, lưới, rổ,...để sẵn sàng bắt đầu một ngày hội phá trằm, hòa mình vào không gian lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân gian. 

Khi các cụ cao niên của làng thực hiện xong phần lễ cúng trời đất, 3 hồi trống vang lên báo hiệu phần hội bắt đầu, hàng trăm người dân cũng ào ào xuống lòng hồ để đua nhau bắt cá trong tiếng reo hò, cổ vũ của mọi người xung quanh. Điểm đặc biệt của ngày hội chính là ai cũng được tham gia, từ già trẻ gái trai nhưng họ phải đánh bắt cá tôm theo phương pháp truyền thống, cấm đánh bắt mang tính hủy diệt. 

Các loại cá mà người dân bắt được nhiều là chép, tràu, rô phi. Mỗi khi bắt được cá lớn, mọi người sẽ hô to để tạo không khí. Nếu người nào bắt được nhiều cá, sẽ san sẻ cho họ hàng, làng xóm để lấy may.

Không khí lễ hội ở quanh khu vực luôn rất tưng bừng, náo nhiệt. Cả dưới lòng hồ lẫn trên bờ, lúc nào cũng đầy ắp những tiếng nói, cười, hò hét rôm rả. Những người trực tiếp lội xuống hồ để săn bắt cá, mặc dù ướt đẫm quần áo nhưng ai cũng vui vẻ, phấn khởi, nhất là những người bắt được nhiều cá, hoặc bắt được những con cá to thì họ sẽ thông báo cho mọi người biết rằng mình đã bắt được con cá lớn bằng cách đưa cá hướng lên trời cùng tiếng hô vang để cho mọi người cùng chung vui, báo công động viên, khích lệ tinh thần cho mọi người xung quanh.

Theo người dân, lễ hội phá trằm năm nay cá không có nhiều và số lượng người dân đánh bắt được cá to ít hơn so với mọi năm. Tuy nhiên, với người dân thì đó thực sự là một ngày hội lớn, bởi cái cảm giác đánh bắt cá tôm sau một năm trời gìn giữ, bảo vệ rất khó tả. Đối với người dân, việc đánh bắt cá ít nhiều không quan trọng, mà quan trọng chính là được cùng người dân hòa mình vào không khí vui vẻ, qua đó hiểu nhau hơn về việc bảo vệ thiên nhiên. 

Ngoài quan niệm dự lễ hội phá trằm để lấy lộc; cải thiện bữa ăn cho dân làng; phá trằm còn là dịp để nạo vét, vệ sinh, thay đổi nước để cảnh quan trong hồ luôn được trong sạch. Với nhiều ý nghĩa, việc phá trằm Trà Lộc có từ khoảng 300 năm trước và duy trì đến hôm nay. 

Trằm Trà Lộc có diện tích mặt nước khoảng 10 ha giữa chung quanh là rừng nguyên sinh và thảm thực vật rộng chừng 100 ha; có vị trí cách quốc lộ 1 từ thị xã Quảng Trị về hướng đông - nam khoảng 5 km, ngày nay được biết đến là khu du lịch sinh thái được du khách yêu thích.

 

 

Hoàng Thông 

 

 

 


 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline